Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI


Tinh thần yêu nước là một giá trị văn hóa - tinh thần cao đẹp của dân tộc Việt Nam, là một thành tố rất quan trọng, có vai trò quyết định trong sức mạnh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Tinh thần yêu nước ấy là biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Chủ nghĩa yêu nước là sự phát triển ở trình độ cao của tinh thần yêu nước, là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí và tình cảm, là tinh thần yêu nước đã đạt tới tình độ tự giác và độ bền vững cao.
 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống
"Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống" là một quan niệm được dùng để phân biệt và so sánh với một giai đoạn phát triển mới của nó là "Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh" - Yêu nước XHCN. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống là nội dung cốt lõi của tư tưởng Việt Nam, của nhân sinh quan và thế giới quan Việt Nam; là lý luận và đường lối chính trị, quân sự của Nhà nước phong kiến dân tộc Việt Nam. Giáo sư Trần Văn Giàu viết: "Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam hẳn không phải là một truyền thuyết thâm viễn, ctĩng không phải là một tín ngưỡng huyền diệu; nó là một hệ thống tư tưởng nhận thức và ứng xử đơn giản nhưng vừa đủ để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và tồn tại trong danh dự". Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau đây:
* Tình yêu quê hương, đất nước, con người
Trong ý niệm về Tổ quốc của con người Việt Nam bao giờ cũng có ý niệm về quê hương cụ thể nơi họ sinh ra va flớn lên với bao hình ảnh thân thương: cây đa, giếng nước, sân đình, con người cụ thể trên mảnh đất đó. Tổ quốc chung, rộng lớn bao giờ cũng gắn với một cái làng riêng biệt. Trong thực tế đã hình thành lên mối quan hệ Nhà - Làng - Nước trong sự hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam, trong tổ chức nhà nước, trong tư tưởng, tình cảm con người Việt Nam. Điều đó làm cho chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam có độ sâu sắc, mạnh mẽ và độc đáo.
Yêu nước của người dân Việt Nam là một tình yêu cụ thể, không trừu tượng, từ yêu những cảnh quan thiên nhiên nơi mảnh đất họ sinh ra, đến tình yêu Tổ quốc bao la.
Tư tưởng yêu nước gắn với thương nòi, đã sản sinh ra những hành động yêu nước rất cụ thể, hành động của chủ nghĩa anh hùng trong sản xuất, chiến đấu hình thành nên những tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của những người con Lạc, cháu Hồng.
* Tình cảm gắn bó, cố kết cộng đồng, hướng về dân, lấy dân làm gốc.
Thực tiễn sản xuất để mưu sinh, chiến đấu bảo vệ, giữ vững độc lập dân tộc, đòi hỏi một cách khách quan các tầng lớp dân cư phải có sự đoàn kết, cố kết với nhau tạo thành sức mạnh cộng đồng vững mạnh, sức mạnh của tất cả quần chúng nhân dân, sức mạnh ấy được ví như "nước". Nói như Nguyễn Trãi : chở thuyền cùng là dân, lật thuyền cũng là dân. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua các triều đại khác nhau, nhưng có cùng mục đích: "Việc nhân nghĩa, cốt ở yên dân", tạo nên sự bình yên của mỗi làng quê và trên toàn bộ mọi vùng của Tổ quốc. Ở Việt Nam ngoài ba mối quan hệ Vua - Tôi, Cha - Con, Chồng - Vợ còn có mối quan hệ thứ tư là quan hệ giữa Nước và Dân, "Nước lấy dân làm gốc".
* Ý thức bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Nền văn hoá, văn minh Việt Nam là kết quả của quá trình lao động chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống, của các cuộc đấu tranh chống xâm lược, chống sự đổng hoá của các thế lực bên ngoài đối với dân tộc Việt Nam.
Ý niệm về lịch sử và văn hoá chung giữ vai trò rất quan trọng trong nhận thức và tình cảm yêu nước (huyền thoại, truyền thuyết, truyện lịch sử, lễ hội dân gian).
Quan niệm bảo vệ văn hoá dân tộc chủ yếu là bảo vệ bản lĩnh, bản sắc dân tộc gắn với độc lập, chủ quyền quốc gia, không mang tính bảo thủ, hẹp hòi. Theo đó, chủ nghĩa yêu nước đòi hỏi mỗi cư dân, cả cộng đồng phải có trách nhiệm bảo vệ những bản sắc văn hoá của dân tộc mình, gắn với bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia. Bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc nhưng cũng biết tiếp thu có chọn lọc, hợp lý tinh hoa văn hoá thế giới. Bảo vệ nhưng không đóng cửa, bảo vệ gắn liền với sự phát triển. Ở mỗi bước phát triển của lịch sử dân tộc có bước phát triển của một nền văn hoá cao hơn. Đó là tính quy luật của sự phát triển văn hoá Việt Nam.
* Ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, chúng ta đã có ba bản Tuyên ngôn độc lập. Bản Tuyên ngôn lần thứ nhất vào mùa xuân 1077 sau khi chiến thắng quân Tống xâm lược, Lý Thường Kiệt viết bài thơ bất hủ:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Năm 1428 sau khi cuộc chiến tranh giải phóng khỏi ách đô hộ của nhà Minh - Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc đã viết "Bình ngô đại cáo", bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ II. 
Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ II do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 02 tháng 9 năm 1945 khai sinh Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Tất cả các bản Tuyên ngôn đều khẳng định quyền dân tộc tự quyết của Việt Nam; ý chí quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, giữ vững bản sắc văn hoá Việt Nam; nghị lực, quyết tâm của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh.Từ tình yêu quê hương, xứ sở nâng lên thành ý thức bảo vệ non sông đất nước, giang sơn, tổ quốc, sơn hà xã tắc (ý niệm sâu sắc về lãnh thổ quốc gia) là bước trưởng thành của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống.
Thế kỷ XV Lê Thánh Tông đã khẳng định: "Một thước núi, một tấc sông của ta không thể vất bỏ... Ai dám đem một thước núi, một tấc sông của Vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì tội phải tru di".
Ngay trong thời kỳ phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài, nhân dân 2 miền cũng không ai coi mỗi miền là quốc gia riêng.
* Ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc và lòng tự tôn dân tộc
Biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa yêu nước là ý thức coi độc lập dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm - tinh thần tự tôn dân tộc.
 Mỗi lần Tổ quốc bị xâm lăng thì mọi tầng lớp nhân dân luôn đặt lợi ích đất nước lên trên hết và sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi ích riêng, chấp nhận mọi gian nan, thử thách, hy sinh vì độc lập dân tộc.
Tuy nước nhỏ, có lúc bị mất nước hàng trăm, hàng nghìn năm, những vẫn giữ vững niềm tự tin, tự tôn dân tộc. Chính trên tinh thần đó về sau Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: "Không có gì quý hơn độc lập , tự do".
Ý thức tự tôn, tự lập của dân tộc được hình thành rất sớm và các triều đại nối tiếp nhau đều có ý thức bảo vệ lòng tự tôn, tự lập của dân tộc, xây dựng nên bản sắc, cốt cách riêng của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn luôn hoà nhập với thế giới, nhưng không bao giờ chúng ta bị hoà tan, mất đi cái bản sắc riêng có của mình.
* Ý thức xây dựng đất nước.
Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về tài nguyên, nhưng nền kinh tế kém phát triển. Vì vậy, trong tâm thức của mỗi người Việt Nam qua các thế hệ đều coi việc xây dựng đất nước phồn vinh sánh vai cùng các cường quốc là một biểu hiện rất cụ thể của lòng yêu nước. Chính trong quá trình cùng nhau chung lưng, đấu cật lao động xây dựng đất nước, chống chọi với thiên nhiên mà tình yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước nảy nở và không ngừng được củng cố, phát triển. Nhân dân ta rất quý trọng những nhân tài của đất nước, những người có công lao trong lao động, sản xuất làm cho đất nước ngày càng thêm giàu đẹp. Đó là một giá trị văn hoá cao đẹp thể hiện chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. 
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống được hình thành trên cơ sở những điều kiện khách quan và chủ quan.
* Điều kiện khách quan.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Việt Nam đã gắn bó con người  với thiên nhiên, quê hương đất nước.
Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, trong vùng nhiệt đới gió mùa; do điều kiện kiến tạo của trái đất, nên đất nước ta nằm trong vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý, hiếm. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đó đã tạo nên những tiềm năng to lớn của sự phát triển kinh tế, nhưng cũng tạo ra những khó
khăn thử thách lớn đối với dân tộc ta.
Trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng đất nước... chúng ta vừa tìm cách thích nghi với điều kiện tự nhiên, vừa tìm cách khai thác điều kiện tự nhiên để phục vụ cho sự tồn tại, phát triển của mình. Trong quá trình săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi, những cư dân Việt Nam đã có cuộc sống ổn định, với một nền sản xuất vật chất, những giá trị tinh thần mang bản sắc riêng và đạt đến trình độ cao của nền văn minh lúa nước.
Qua thực tiễn đấu tranh chống lại thiên nhiên hà khắc, những cư dân Việt Nam dần dần liên kết lại với nhau, cùng nhau làm thuỷ lợi, đắp đê sông, đê biển để chống đỡ lụt lội, hạn hán. Kinh tế phát triển, sự giao lưu giữa các vùng trong nước từng bước được mở mang. Đó là quá trình từng bước tạo nên sự gắn bó giữa các cư dân, cộng đồng với nhau; là cơ sở hình thành tình yêu quê hương, đất nước, sự gắn bó, đùm bọc lẫn nhau.
Sự phát triển biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử Việt Nam ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, ý thức dân tộc và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác đem lại cho người ta sự lý giải đúng đắn về sự biến đổi, phát triển của xã hội loài người. Sự phát triển xã hội loài người gắn liền với sự biến đổi của hình thái kinh tế - xã hội.
Việt Nam không giống như nhiều nước trên thế giới, không trải qua tuần tự 5 hình thái kinh tế - xã hội một cách tự nhiên. Việt Nam không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, từ chế độ công xã nguyên thuỷ chúng ta tiến lên chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam là chế độ phong kiến phương Đông, nó cũng khác với chế độ phong kiến phương Tây. Chế độ phong kiến Việt Nam không có thời kỳ tồn tại chế độ lãnh địa với quan hệ lãnh chúa - nông nô; không trải qua thời kỳ phân quyền, cát cứ lâu dài, đặc điểm này có ảnh hưởng chi phối đến sự cố kết cộng đồng và sự phát triển của dân tộc.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858) xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Xã hội đó tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với bọn địa chủ phong kiến. Sự vận động của hai mâu thuẫn cơ bản trên dẫn đến mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc Pháp xâm lược và bè lũ tay sai. Những chuyển biến đó tác động sâu sắc đến việc hình thành sự đoàn kết, cố kết dân tộc trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do của nhân dân.
Trong thời kỳ thống trị của chủ nghĩa thực dân, giai cấp tư sản Việt Nam có nảy sinh và phát triển ở mức độ nào đó, song rất non yếu. Do đó, chủ nghĩa dân tộc tư sản tuy có một số ảnh hưởng nhất định, nhưng không giữ vai trò chi phối và không thay thế cho chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã có bước phát triển nhảy vọt về chính trị, giành được độc lập dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và từng bước tiến lên CNXH. Đó là quá trình biến đổi căn bản về sự đoàn kết dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cũng chuyển sang giai đoạn phát triển mới về chất, yêu nước gắn liền với yêu CNXH, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Đó là cơ sở tạo nên sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất mới, là nguồn gốc sâu xa và nguyên nhân quan trọng của mọi thắng lợi cách mạng Việt Nam.
Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta hun đúc nên tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh bất khuất, kiên cường, niềm tự tôn dân tộc tác động sâu sắc đến sự phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Nước Việt Nam nằm ở khu vực án ngữ đường giao lưu giữa Bắc Á và Nam Á, Đông Á sang Tây Á, nơi có nhiều đường giao thông quan trọng, cửa ngõ thông thương với các nơi trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý hiếm. Vì vậy, từ xưa đến nay, nước ta luôn bị ci là "miếng mồi béo bở", mảnh đất đầy hấp dẫn đối với nhiều đế quốc hung bạo. Kể từ cuộc kháng chiến quân Tần (thế kỷ II - trước Công nguyên, đến năm 1975 kế thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước) trong vòng 22 thế kỷ, dân tộc ta có tới 12 thế kỷ phải tiến hành kháng chiến chống lại nhiều kẻ thù thường có tiềm lực kinh tế và quân sự vượt trội hơn ta gấp nhiều lần.
Những cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược phương Bắc trước đây, kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, kiểu mới trong thời hiện đại đều là những cuộc chiến đấu không cân sức, diễn ra rất ác liệt cả  về quy mô và tính chất chiến tranh. Trong điều kiện như vậy, không có con đường nào khác, cả dân tộc đồng lòng nhất tề đứng dậy, cố kết với nhau, tạo thành sức mạnh to lớn chiến đấu và chiến thắng quân thù. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ".
Những điều kiện đó đã tác động sâu sắc tới quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, hình thành truyền thống đoàn kết, cố kết  dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước hình thành nên những phẩm chất đặc biệt của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Sự thống nhất trong tính đa dạng của nền văn hoá dân tộc tác động lớn đến sự hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Văn hoá, văn minh Việt Nam là một bộ phận của văn hoá, văn minh nhân loại, đồng thời có bản sắc riêng, rất rõ nét của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất, mỗi dân tộc có truyền thống văn hoá riêng của mình (phong tục, tập quán, ngôn ngũ, tiếng nói) tạo nên một nền văn hoá đa dạng, phong phú của nền văn hoá thống nhất. Thống nhất trong tính đa dạng, phức tạp.
Hơn thế, Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, là dải đất hẹp nằm giữa núi cao trùng điệp, vừa tiếp giáp với các quốc gia trên đất liền vừa nối liền với các quần đảo phía Nam. Việt Nam nằm giữa hai trung tâm văn hoá lớn nhất châu Á là văn hoá ấn Độ và văn hoá Trung Hoa. Hai nền văn hoá ấy đã xâm nhập mạnh mẽ vào đời sống văn hoá Việt Nam. Tuy vậy, nền văn hoá Việt Nam không bị đồng hoá với văn hoá bên ngoài. Trái lại, chúng ta vẫn giữ được cốt cách, bản sắc riêng của mình. Đó là sự vững vàng về bản lĩnh, cốt cách văn hoá Việt Nam, con người Việt Nam, đồng thời rất nhạy bén thích nghi, biết hội nhập, biết lựa chọn tinh hoa văn hoá thế giới biến nó thành giá trị văn hoá mang bản sắc dân tộc Việt Nầm. Tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức yêu nước, thương nòi là một bộ phận cơ bản tạo thành văn hoá Việt Nam. Nó vừa kết tinh những giá trị tiêu biểu của truyền thống dân tộc, vừa kế thừa phát triển của nền văn hóa của các dân tộc như là một cơ sở quan trọng để hình thành phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Quá trình thống nhất quốc gia và sớm hình thành dân tộc độc lập dã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam hình thành rất sớm, do yêu cầu chống thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên và do sự cố kết nhau lại để chống ngoại xâm. Truyền thống công xã nông thôn Việt Nam đã là một yếu tố đóng vai trò đáng kể trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Quá trình hình thành, phát triển của nhà nước, gắn liền với quá trình thống nhất quốc gia.
Tuy mỗi thời kỳ có tên gọi khác nhau, nhưng dân tộc Việt Nam được hình thành là do nhu cầu trị thuỷ, nhu cầu chống ngoại xâm và do nhu cầu trao
đổi kinh tế, văn hoá ngày càng gia tăng giữa các vùng, các miền lại với nhau, sớm hình thành ý thức cộng đồng, đoàn kết cố kết dân tộc. Đó là cơ sở của chủ nghĩa yêu nước truyền thống.
* Nhân tố chủ quan.
Ngoài những điều kiện khách quan nêu trên tác động đến quá trình hình
thành, phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chúng ta cần làm rõ những nhân tố chủ quan - nhân tố quan trọng quyết định đến nội dung, hình thức của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Từ khi hình thành nhà nước, từ nhà nước sơ khai ban dầu, đến nhà nước hiện đại, bất kỳ nhà nước nào cũng quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, kế thừa và phát triển truyền thống yêu nước của các thế hệ ông cha trong quá trình dựng nước và giữ nước .
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, nội dung giáo dục truyền thống yêu nước tập trung vào các mối quan hệ như: vua - nước (trung quân - ái quốc), làng - nước (giữ làng - giữ nước), nước - nhà (nước mất - nhà tan), nước - dân (yêu nước - thương dân)... Đó là các mối quan hệ rường mối của xã hội, trong đó quan hệ vua - nước là cơ bản nhất. Với hệ tư tưởng Nho giáo, giáo dục tư tưởng trung quân là cơ bản nhất. Giai cấp thống trị luôn giáo dục ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững sự thong nhất đất nước. Với mục đích bảo vệ quyền lợi, địa vị thống trị của giai cấp bóc lột. Đất nước độc lập, quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị của họ được bền vững, còn khi đất nước không được độc lập thì điền trang, thái ấp, quyền uy của giai cấp thống trị cũng không còn. Đương nhiên, giáo dục ý thức độc lập dân tộc không phải chỉ vì đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị, mà trong đó còn có quyền lợi của nhân dân. Chính vì vậy phong trào yêu nước chống giặc ngoại xâm của quần chúng, chủ yếu là phong trào nông dân liên tiếp diễn ra dưới sự lãnh đạo của các triều đại phong kiến. Quá trình đấu tranh của nhân dân đã khơi dậy, hun đúc, động viên, khích lệ tinh thần yêu nước sôi nổi của cả một dân tộc đặc biệt trước hoạ xâm lăng.
Dân tộc ta thời nào cũng có những tấm gương yêu nước của các anh hùng, nghĩa sĩ, các danh nhân trong các tầng lớp nhân dân đứng lên chống thiên tai, ngoại xâm (nhưng chủ yếu là những tấm gương trong đánh giặc, giữ nước - gắn liền với những chiến công, những sự nghiệp vẻ vang của lịch sử dân tộc). Những hình ảnh về Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Sơn Tinh trước kia, những tấm gương Bà Trưng - Bà Triệu, Lê Lợi, Quảng Trung... mãi mãi là những hình tượng sáng ngời trong bán đại anh hùng ca dựng nước, giữ nước bất hủ của dân tộc ta. Những tấm gương đó được lưu truyền, kế tiếp và nâng lên tầm cao mới. Trong thời đại mới, cách mạng Việt Nam do giai cấp vô sản lãnh đạo, tiếp tục giành, giữ, phát triển nền độc lập của dân tộc theo tinh thần mới thì chủ nghĩa yêu nước có bước phát triển về chất so với chủ nghĩa yêu nước thời phong kiến.
Tình yêu quê hương đất nước, yêu thương giống nòi luôn được gắn và bện quyện với nhau trong ý thức của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, tình yêu đó đã được chuyển thành ý thức biết nâng niu, quý trọng những giá trị văn hoá - tinh thần của quần chúng, trở thành hành động thiết thực của quần chúng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đặc biệt trước hoạ xâm lăng, tình yêu ấy được chuyển sang thái độ căm thù, ý chí quyết tâm chiến đấu của từng người dân, của cả cộng đồng dân tộc đối với kẻ thù bán nước, cướp nước. Thái độ căm thù, khinh ghét kẻ thù, tình yêu đất nước bao la đã trở thành giá trị đạo đức của truyền thống lịch sử dân tộc ta trong suốt mdy nghìn năm lịch sử. Đó là nhân tố chính trị, tinh thần tạo nên truyền thống sức mạnh của dân tộc ta. Trải qua các triều đại khác nhau, sự giáo dục truyền thống đó đều được quan tâm, phát triển đúng mức, một yếu tố quan trọng hình thành, phát triển truyền thống yêu nước Việt Nam.
Từ sự phân tích những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trên đây chúng ta có thể kết luận rằng: lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi ra đời đến nay là lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước. Sự đoàn kết, cố kết dân tộc, thống nhất Tổ quốc là xu hướng cơ bản, chủ yếu của dân tộc ta. Trong mọi thời kỳ lịch sử của dân tộc đều tồn tại, phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - một sức mạnh tinh thần, vật chất mạnh mẽ trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại
"Chỉ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại" là một quan niệm dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh - yêu nước XHCN.
Bản chất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại.
Một trong những bài học kinh nghiệm tổng quát của cách mạng Việt Nam do Đại hội toàn quốc lần thứ tư của Đảng (1976) nêu ra là: "Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, là ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam". Với việc giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, Đảng ta cũng đồng thời nâng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên tầm cao mới - chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh . Đó là "...  Sự kết hợp nhuần nhuyễn trong nội dung của nó truyền thống tinh hoa hàng nghìn năm của dân tộc ta với tinh thần cách mạng của thời đại mới, với chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân hiện đại".
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại ra đời từ khi cách mạng Việt Nam có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hơn 70 năm qua chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại đã đóng vai trò động lực tinh thần to lớn trong việc huy động sức mạnh của dân tộc vào sự nghiệp đấu tranh giành, giữ độc lập dân tộc trong giai đoạn đã qua, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước từng bước quá độ lên CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại đó là chủ nghĩa yêu nước XHCN, dựa trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Để giải phóng dân tộc, đưa lại hạnh phúc cho nhân dân, nhiều phong trào cứu nước đã vùng lên dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như các phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Duy Tân, kháng thuế ở Trung kỳ - đã liên tiếp nổ ra và thất bại. Điều đó chứng tỏ không thể dùng sức mạnh của một chế độ đang suy tàn (chế độ phong kiến) để chống lại một chế độ đang lên (CNTB); không thể giương cao ngọn cờ dân chủ tư sản để chống lại chủ nghĩa tư bản hiện đại. Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đen tối, khủng hoảng về đường lối, không có đường ra. Vào thời điểm như thế, Nguyễn ái Quốc, người thanh niên Việt Nam yêu nước xuất hiện, phát hiện ra những nhu cầu lịch sử và tìm cách đáp ứng được nhu cầu đó của đất nước. Trải qua chiêm nghiệm của những cuộc khởi nghĩa trước đó, nghiên cứu sự thành công và thất bại của các cuộc cách mạng trên thế giới, tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa đế quốc và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người rút ra những kết luận quan trọng: "Muôn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sảm, và "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới".
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đi theo con đường của cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt. Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo ra đời, với cương lĩnh đúng đắn ngay từ đầu đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm đô hộ của thực dân Pháp (l858-1930).
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ người yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, trở thành người cộng sản. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và chính người cùng những người cộng sản Việt Nam đã thực hiện con đường cứu nước mới. Một chủ nghĩa yêu nước mới của dân tộc Việt Nam xuất hiện. Chủ nghĩa yêu nước theo hệ tư tưởng cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời và đóng vai trò động lực tinh thần mạnh mẽ của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập tự do cho Tổ quốc; mở ra thời đại mới cả nước độc lập thống nhất đi lên CNXH.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là tiếp thu, kế thừa và phát triển những giá trị tinh hoa truyền thống yêu nước do lịch sử để lại. Tình yêu quê hương đất nước, yêu thương giống nòi; đùm bọc che chở lẫn nhau, ý thức phục vụ Tổ quốc; tinh thần sẵn sàng hy sinh vì dân, vì nước... Tuy nhiên, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh có bản chất giai cấp hoàn toàn khác và có biểu hiện cụ thể khác với chủ nghĩa yêu nước truyền thống.
Cơ sở lý luận - Tư tưởng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; là lý tưởng cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét, lý giải các vấn đề về quê hương đất nước, con người với văn hoá dân tộc, chế độ chính trị của đất nước. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại có hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng, lập trường yêu nước hiện đại có thế giới quan, niềm tin cộng sản chỉ đạo hướng dẫn. Mục tiêu, phương hướng hành động của chủ nghĩa yêu nước hiện đại bao giờ cũng được xác định từ những cơ sở lý luận, thực tiễn sâu sắc, đồng thời chỉ ra những điều kiện, phương thức để thực hiện mục tiêu đề ra.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại là sự hoà quyện các yếu tố dân tộc, giai cấp, quốc gia, quốc tế; dân tộc, giai cấp và nhân loại không đối lập nhau.
Chủ nghĩa. yêu nước Việt Nam hiện lại !à động lực tinh thần, vật chất mạnh mẽ, hướng mọi khả năng, sức mạnh của dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên CNXH.
Nội dung của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại không đó lập mà kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống lên tầm cao mới, chất lượng mới. Đó là chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, "... đòi hỏi phải gắn liền làm một lòng yêu Tổ quốc với lòng yêu chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa". Những nội dung chủ yếu của chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa là:
Đó là một chủ nghĩa yêu nước theo lập trường chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam. Khi giai cấp công nhân bước lên vũ đãi chính trị đảm nhận sư mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng, một giai cấp có khả năng nắm vững và giải quyết đúng đắn về dân tộc, đưa dân tộc tiến lên thì cũng đồng thời làm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mang hệ tư tưởng mới, tiên tiến nhất của thời đại, hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Giai cấp công nhân trở thành địa biểu chân chính cho dân tộc, đại biểu qyền lợi cho dân tộc và cho nhân dân lao động. Lợi ích của giai cấp công nhân gắn chặt và thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động, của dân tộc.
Tình cảm yêu nước của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại là tình yêu quê hương, đất nước một cách toàn diện (yêu quê hương làng xóm, nơi "chôn rau, cắt rốn" của mỗi con người, tiến lên yêu quý sự toàn vẹn, thống nhất Tổ quốc Việt Nam, đấu tranh với những tư tưởng cát cứ, chia cắt đất nước, miền Nam - miền Bắc, miền ngược, miền xuôi). Tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu gia đình, dòng họ, huyết thống tiến lên tình yêu đồng bào bao la rộng lớn, yêu quý, kính trọng tất cả các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước còn được biểu hiện ở tình đồng chí, đồng đội, tình yêu của những người cùng chí hướng, mục đích. Tình yêu Tổ quốc gắn bó chặt chẽ với yêu chế độ XHCN, người yêu nước phải là con người XHCN, yêu CNXH là người yêu nước nhất.
Về ý chí và hành động, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại đề cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc và CNXH. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là đường lối cơ bản, chỉ đạo cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản. Độc lập dân tộc trong thời đại mới có nội dung sâu sắc hơn đó là độc lập vê fmặt lãnh thổ (không có sự xâm lược, nô dịch của nước ngoài) độc lập về kinh tế, chính trị, văn hóa... Độc lập dân tộc loại trừ khả năng nạn dân tộc này đe dọa, thôn tính dân tộc khác. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; xây dựng thành công CNXH là tạo ra những tiền đề cần thiết để bảo vệ, củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại đòi hỏi mọi người phải biết kế thừa, bảo vệ, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt trong điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế và tham gia ngày càng sâu, rộng vào các quan hệ quốc tế đa phương, đa dạng, chúng ta thực hiện hòa nhập, nhưng không hòa tan. Trong quá trình tham gia hợp tác với cac sns khu vực và trên thế giới chúng ta vẫn giữ vững mục tiêu CNXH, giữ vững cốt cách, bản sắc văn hóa Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước hiện đại không cho phép chúng ta cam chịu đói nghèo lạc hậu. Mỗi người phải phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và sự nghiệp xây dựng đất nước theo don đường xã hội chủ nghĩa, biến nước ta thành nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp phát triển, hiện đại.
Chủ nghĩa yêu nước  Việt Nam hiện đại là sự hoà quyện, kết hợp hài  hoà các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại; chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; giải quyết hài hoà giữa lợi ích cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội. Sự kết hợp này được biểu hiện thông qua từng con người, từng tổ chức và cả cộng đồng dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa sô vanh nước lớn, sự kỳ thị dân tộc, sắc tộc, chủng tộc, tính tự ty dân tộc, dân tộc hẹp hòi, từ bỏ sự giúp đỡ quốc tế đối với các dân tộc khác.
            Như vậy, nội dung của chủ nghĩa yêu nước hiện đại thể hiện tập trung mục tiêu, lý tưởng của dân tộc ta, nhân dân ta là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM QUA CÁC VĂN KIỆN TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY


1. Quá trình nhận thức của Đảng về văn hóa
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những bước phát triển mới trong tư duy lý luận về văn hóa, về xây dựng và phát triển nền văn hoá; quan niệm về phát triển, về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển cũng như vai trò của văn hóa đối sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng.
Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong đổi mới tư duy với việc khẳng định: Các tổ chức đảng phải quan tâm chỉ đạo công tác văn hóa, văn nghệ. Không hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người. Văn học, nghệ thuật phải không ngừng nâng cao tính đảng và tính nhân dân, gắn bó với hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, nắm bắt nhạy bén hiện thực đang diễn biến phức tạp, sớm phát hiện và biểu dương cái mới, tạo nên những điển hình sống động, khẳng định những mầm non đang nảy sinh trong cuộc sống, mạnh dạn phê phán những mặt tiêu cực cản trở sự đổi mới của xã hội... Tiếp đến, Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị khoá VI (1987) về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa đã phát triển lên một bước mới với việc xác định: "Văn hóa là bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng và văn hóa, là một động lực mạnh mẽ, đồng thời là mục tiêu lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội". Điều này thể hiện những quan điểm đổi mới có nguyên tắc của Đảng trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, có tác dụng thúc đẩy hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Nhưng nghị quyết chưa đánh giá thật đúng tính phức tạp của cuộc đấu tranh trên mặt trận này, chưa lường trước và đề ra được những biện pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đối với văn hoá, văn nghệ. Việc truyền đạt và tổ chức thực hiện nghị quyết lại có nhiều sai sót. Trước những lệch lạc xuất hiện trong văn hoá, văn nghệ, một số cấp uỷ và cơ quan nhà nước không kịp thời phân rõ đúng sai, thường né tránh, rụt rè trong việc xử lý; cũng có nơi sử dụng những biện pháp hành chính không thích hợp. Một số văn nghệ sĩ đảng viên dao động, giảm sút lòng tin, không giữ vững lập trường của Đảng.
Đại hội VII (năm 1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong đó chỉ rõ: xã hội chúng ta xây dựng có một đặc trưng là có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993) Về một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những năm trước mắt đã xác định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đại hội VIII (năm 1996) khẳng định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mốc đánh dấu sự đổi mới toàn diện trong tư duy về văn hoá của Đảng thể hiện ở Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII (1998) về Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là văn kiện mang tính cương lĩnh của Đảng và văn hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết chỉ rõ năm quan điểm chỉ đạo cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp phát triển văn hoá nước ta là: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Nền văn hoá mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; Văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. Các quan điểm trên đều mang tính chất chiến lược lâu dài cần quán triệt nhất quán và xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá ở nước ta. Nói cách khác, đó còn là một tầm nhìn rộng và xa của Đảng về sự phát triển bền vững của đất nước, ít nhất là trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Đến Đại hội IX (2001), những tư tưởng chủ yếu của Đảng về phát triển văn hoá tiếp tục được thể hiện trên cơ sở thực tiễn thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đã nhấn mạnh vị trí, vai trò của văn hoá trong lịch sử phát triển của dân tộc ta; khẳng định sức sống lâu bền của những quan điểm, tư tưởng nêu trong nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Về ý nghĩa “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”, Nghị quyết nhấn mạnh đó là tầm cao, chiều sâu của sự phát triển của dân tộc, khẳng định và làm rõ vị trí của văn hoá trong đời sống dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tại Hội nghị lần thứ 10 khóa IX (2004), Ban Chấp hành Trung ương đã tổ chức kiểm điểm 5 năm (1998-2003) thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) và khẳng định: Việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết là một nhân tố quyết định để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta, làm cho nền tảng tinh thần của chế độ ta, của xã hội nước ta ngày càng vững chắc, tiến bộ, phong phú, góp phần giữ vững độc lập, thống nhất, định hướng xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy nhanh quá trình phát triển đất nước.
Đại hội X (2006) của Đảng đã xác định phát triển văn hoá, nền tảng tinh thần của xã hội là một trong những nhiệm vụ lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân những năm tới. Trong đời sống của mỗi người cũng như toàn xã hội luôn luôn tồn tại hai nhóm nhu cầu: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Phát triển kinh tế là tạo ra nhiều của cải, thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người, còn phát triển văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Kinh tế và văn hoá luôn giữ vị trí quan trọng và quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội. Văn hoá có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội. Các giá trị, chuẩn mực đó được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc và phát triển trong tiến trình lịch sử của dân tộc, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân tộc, bao gồm chính trị, đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học nghệ thuật, các thể chế, thiết chế văn hoá, tập quán, lối sống... tạo nên nền tảng tinh thần của mỗi dân tộc.
Đồng thời, Đảng ta tiếp tục xác định việc phát triển cả chiều sâu, chiều rộng, cũng như không ngừng nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế xã hội. Làm cho văn hoá thấm sâu và mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá Việt Nam. Đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, di sản văn hoá vật thể, phi vật thể. Kết hợp hài hoà giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch, tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hoá.
Cùng với đó, là phải đa dạng hoá các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục văn hoá, thẩm mỹ, nếp sống văn hoá hiện đại trong nhân dân. Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá. Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định. Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá. Chống sự xâm nhập văn hoá độc hại, lai căng, phản động. Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá. Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển. Nâng cao chất lượng tư tưởng văn hoá, hiện đại về mô hình, cơ cấu, cơ sở vật chất kỹ thuật. Xây dựng cơ chế quản lý khoa học, phù hợp. Đảm bảo tự do, dân chủ cho những hoạt động sáng tạo văn hoá, văn học, nghệ thuật. Đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân của văn nghệ sỹ. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức của các hội văn học- nghệ thuật từ trung ương đến địa phương.
Kế thừa và phát huy quan điểm trước đó về văn hóa, đến Đại hội XI (2011), nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa được Đảng ta đúc kết cô đọng hơn, cụ thể hơn, tập trung vào 4 nội dung quan trọng: Một là: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội…; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, còn người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ. Hai là: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Ba là: Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới. Bốn là: Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng nhất là thế hệ trẻ.
Như vậy, đến Đại hội XI, các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo mục tiêu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được khẳng định. Nhưng từ thực tiễn đời sống văn hóa của đất nước những năm qua, đặc biệt là trong xu thế hội nhập, có sự tác động nhiều chiều của quá trình toàn cầu hóa, của nền kinh tế thị trường…, Đảng ta đã xác định bốn đầu việc cần được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhất là ngành văn hóa coi trọng, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm tiếp tục xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Trong đó, việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối và gắn bó hữu cơ với ba công việc sau. Cần nhận thức đầy đủ rằng, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cũng chính là góp phần tạo ra môi trường chính trị- xã hội ổn định, an toàn và bền vững trên cơ sở đời sống kinh tế được đảm bảo.
Quá trình xây dựng môi trường văn hóa phải chú trọng xây dựng đời sống văn hoá, vì đó là bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá. Xây dựng đời sống văn hóa cần phải được tổ chức một cách bài bản, có chủ trương, chiến lược và từ trong từng gia đình Việt Nam, trong thôn, bản, khu phố, trong các tổ chức đoàn thể…, không chỉ là vài cuộc liên hoan văn nghệ quần chúng theo định kỳ hay chào mừng, cổ vũ một vài ngày kỷ niệm, sự kiện nào đó. Đối với văn học, nghệ thuật hay bảo tồn phát huy các di sản văn hóa cũng phải có mục tiêu cụ thể, nhằm đạt tới kết quả cuối cùng là có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thực sự phát huy chức năng giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho công chúng, nâng cao ý thức dân tộc, trách nhiệm của mỗi người với những giá trị đó. Các cơ quan thông tin, truyền thông đặc biệt là báo chí, xuất bản là những công cụ trực tiếp, đắc lực, có trách nhiệm tuyên truyền cho quá trình chăm lo phát triển văn hóa của đất nước trên cơ sở vì mục đích, lợi ích của nhân dân và đất nước. Đương nhiên, đội ngũ đó phải được quan tâm, chăm lo đào tạo, rèn luyện chính trị, tư tưởng, có năng lực chuyên môn đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, nếu không sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội phù hợp với môi trường văn hóa lành mạnh theo quan điểm của Đảng.
Công việc đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới…thực chất cũng là nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đa dạng, phong phú. Vì văn hóa Việt nam muốn phát triển không thể không có lộ trình, kế hoạch cụ thể để quảng bá ra nước ngoài; muốn quảng bá phải có thiết chế, phải có đầu tư về con người và cơ sở vật chất cho nhiệm vụ này (một vài trung tâm văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài như hiện nay là không thể hoàn thành được). Đồng thời chọn lọc, giới thiệu những giá trị văn hóa của bè bạn thế giới vào nước ta cũng là công việc cần được quan tâm để làm đẹp thêm bức tranh văn hóa nước nhà. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng theo quan điểm của Đảng nêu trên, là sự kiên định (kế thừa, bổ sung, phát triển) quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng trong hơn nửa thể kỷ qua, đưa quan điểm đó trở thành hiện thực trong đời sống văn hóa của dân tộc sẽ tạo ra sức đề kháng khỏe mạnh trong cơ thể văn hóa Việt Nam.
2. Những kết quả đạt được
Những giá trị và đặc sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em được kế thừa và phát triển, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài được mở rộng. Một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam từng bước hình thành. Các tài năng văn hóa - nghệ thuật được khuyến khích. Nhiều di sản văn hóa - cả vật thể và phi vật thể - được giữ gìn, tôn tạo. Việc phân phối các sản phẩm văn hoá đã nhanh và đều khắp hơn. Hệ thống các sản phẩm văn hoá góp phần trực tiếp vào sự phát triển, tăng trưởng của ngành du lịch, của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá thực sự khởi sắc, góp phần làm cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; văn hoá, con người và cuộc sống Việt Nam được bạn bè hiểu biết rõ hơn. Dân trí được nâng lên, cùng với văn hoá phát triển đã góp phần khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nhân dân và nâng cao tính đồng thuận xã hội, tạo ra bầu không khí dân chủ, niềm tin của nhân dân được nâng lên không ngừng.
Các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của giới trí thức, văn nghệ sĩ, báo chí đang mở rộng sức tập hợp và nâng cao chất lượng hoạt động. Tinh thần tự do sáng tạo và sự giúp đỡ vật chất của Nhà nước và xã hội cho hoạt động văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản ngày càng thiết thực, có hiệu quả. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng và các hình thức, sáng kiến xây dựng văn hóa trong nhân dân phong phú, sinh động hơn trước. Trong thành tựu chung, những chuyển biến trong xây dựng văn hóa các dân tộc thiểu số là rất đáng kể. Ý thức về bình đẳng dân tộc, mối quan tâm về những giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số và quyết tâm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân các dân tộc anh em là những chuyển biến có ý nghĩa. Nhà nước đã có nhiều chính sách để đưa sản phẩm văn hóa, thông tin đến vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số. Công tác sưu tập, bảo tồn văn hóa dân tộc được đẩy mạnh. Các chương trình phát thanh, truyền hình quốc gia và địa phương đã phát sóng hàng chục ngôn ngữ dân tộc. Các lễ hội văn hóa dân tộc được tổ chức. Con em các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện đến trường. Nếp sống văn minh được hình thành trong nhiều thôn bản...
Những tiến bộ đạt được không tách rời quá trình đổi mới tư duy quản lý văn hóa của nước ta. Cùng với nhiều ngành quản lý khác, quản lý văn hóa đặt trọng tâm vào ban hành, hướng dẫn và thực thi luật pháp. Các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành hàng trăm văn bản luật pháp liên quan đến sự nghiệp văn hóa, trong đó đáng chú ý là các văn bản luật pháp trực tiếp quy định công tác báo chí, xuất bản, bản quyền, di sản văn hóa, thư viện, điện ảnh, quảng cáo, biểu diễn nghệ thuật... Những quy định luật pháp đã mở đường cho sự tham gia của xã hội vào các hoạt động văn hóa, giữ vững định hướng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời đẩy lùi những tiêu cực, sai trái trong hoạt động văn hóa. Bên cạnh luật pháp, nhiều chính sách phát triển văn hóa được ban hành, hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được tăng cường. Nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa trong Ðảng gắn liền với Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, nâng cao phẩm chất đảng viên được đặt ra, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới nói chung và đổi mới văn hóa nói riêng.
Phương hướng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được thừa nhận trong chính cuộc sống, được sự nhất trí của nhân dân và đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, những người hoạt động văn hóa. Chất lượng gia đình Việt Nam có bước chuyển biến rõ rệt, hướng tới mục tiêu ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Nếu như năm 2000, cả nước mới có gần 8,7 triệu gia đình văn hóa thì đến năm 2010, con số này là hơn 16 triệu hộ. Số người tốt, việc tốt trong các gia đình khu dân cư trong 10 năm qua tăng 2,4 lần. Tỷ lệ gia đình thoát khỏi đói nghèo năm sau luôn cao hơn năm trước, trẻ em được chăm sóc, được học hành tốt hơn... Đến cuối năm 2008, cả nước đã có 38.443 làng được công nhận là làng văn hoá trên tổng số 88.603 làng, đạt tỷ lệ 46%, trong đó có 4.533 làng văn hoá tiêu biểu được khen thưởng ở ba cấp (huyện, tỉnh và Trung ương) tại 19 tỉnh, thành phố đã không công nhận lại 619.694 gia đình văn hoá sau 1 năm và 2.545 làng văn hoá sau 3 năm; 96,1% số hộ đã được sử dụng điện lưới; 86,9% số hộ sử dụng máy thu hình; trên 97% số xã đã có đường ô tô đi tới trung tâm xã; khoảng 90% số xã có trạm bưu điện văn hoá... Phong trào xây dựng làng văn hoá đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Từ năm 2000-2008, nhân dân các làng văn hoá đã đóng dóp trên 250 tỷ đồng xây dựng đường làng, ngõ xóm đổ bê tông, lát gạch... 15% số làng văn hoá đã phát triển được ngành, nghề phụ và tổ chức được cơ sở kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, 5.000 làng văn hoá đạt tỷ lệ 5% số hộ giàu từ sản xuất nông nghiệp. Cũng trong giai đoạn 2000-2008, các làng văn hoá đã đóng góp trên 32 tỷ đồng xây dựng nhà văn hoá. Trên 85% làng văn hoá đã có nhà văn hoá. Xây dựng làng văn hoá tạo cơ hội để thực hiện và phát huy dân chủ cơ sở. Đã có trên 89% số làng văn hoá thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, không khiếu kiện tập thể, vượt cấp kéo dài tạo sự đồng thuận trong xã hội ở nông thôn. Hiện nay, mô hình bưu điện - văn hóa đã phát triển tới 9.000 điểm tại các tỉnh trên cả nước và có khoảng trên 40.000 di tích lịch sử, văn hoá, trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, hơn 5000 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Bên cạnh đó là phong phú về lễ hội, đặc sắc về văn hoá nghệ thuật, tinh tế về nghệ thuật ẩm thực, tinh sảo về các nghề thủ công truyền thống cùng với sự đa dạng văn hoá của 54 dân tộc anh em. Những lễ hội dân gian mang màu sắc nông nghiệp, các công trình kiến trúc, ẩm thực, văn hoá ngệ thuật cũng mang đặc trưng riêng. Đến nay, cả nước có trên 8.000 lễ hội lớn nhỏ và hàng ngàn làng nghề thủ công truyền thống.
Việc cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần cho nhân dân không ngừng được nâng lên cả về chiều rộng và chiều sâu. Tính đến tháng 3-2011, trong lĩnh vực báo in, cả nước có 745 cơ quan báo chí với 1.003 ấn phẩm. Phát thanh, truyền hình có 3 đài Trung ương (VTV, VTC, VOV) và các đài phát thanh - truyền hình địa phương với 200 kênh chương trình trong nước và 67 kênh nước ngoài (đang được phát trên hệ thống truyền hình trả tiền). Cả nước có 46 báo điện tử và tạp chí điện tử, 287 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang tin điện tử của các cơ quan của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các đoàn thể, hội, hiệp hội và doanh nghiệp. Trong hoạt động của mình, báo chí nước ta đã chủ động tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, sự điều hành của Chính phủ về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đổi mới và hội nhập quốc tế...
Tóm lại, hơn 20 năm đổi mới không phải là khoảng thời gian dài đối với đời sống văn hóa dân tộc và sự phát triển tinh thần của con người. Nhưng sự chuyển mình của văn hóa Việt Nam và thành tựu bước đầu của văn hóa dân tộc đã cho thấy đường lối đổi mới văn hóa của Ðảng là đúng đắn, quy tụ được năng lực sáng tạo và tâm hồn nhân dân, xây dựng lòng tin, mở ra hướng phát triển tích cực và lành mạnh trong những thập kỷ đầu của thiên niên kỷ mới. Trong hành trình mới của dân tộc, chúng ta cần phải tiếp tục nâng cao hơn nữa ngọn đuốc sáng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mở ra bước phát triển ngày càng cao hơn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

PHÁT HUY BẢN CHẤT "BỘ ĐỘI CỤ HỒ" - NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI QUÂN NHÂN TRONG THỜI KỲ MỚI


Tên gọi "Bộ đội Cụ Hồ" - nói lên bản chất và truyền thống tốt đẹp của quân đội ta. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong thời kỳ mới, trước những âm mưu phá hoại thâm độc của kẻ thù; chúng tìm mọi cách xuyên tạc nhằm hạ thấp hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ", chia rẽ mối quan hệ đoàn kết quân dân, thực hiện "phi chính trị hóa quân đội"…; hơn bao giờ hết, quân đội ta phải kiên định vững vàng, phát huy hơn nữa bản chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ"; xây dựng, phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp của người quân nhân cách mạng, xây dựng quân đội ta là "một quân đội văn hay võ giỏi", sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
"Bộ đội Cụ Hồ" -  tên gọi trìu mến mà nhân dân đã giành cho quân đội ta, được sử dụng rộng rãi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến nay. Tên gọi "Bộ đội Cụ Hồ" là biểu hiện tập trung bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội ta, thể hiện niềm tin yêu sâu sắc của nhân dân đối với quân đội - một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta sáng lập, giáo dục, rèn luyện theo tư tưởng đạo đức và tác phong cách mạng của Người. Tên gọi và hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" còn là thể hiện những giá trị văn hóa tốt đẹp của quân đội ta nói chung và người quân nhân cách mạng nói riêng, đã được nhiều sách báo, nhiều tác giả viết ngợi ca, không chỉ ở trong nước mà còn lan toả trên thế giới. Trải qua 64 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, quân đội ta luôn luôn quan tâm chăm lo giáo dục phát huy bản chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ", gắn với xây dựng, phát triển những giá trị văn hóa tốt đẹp của người quân nhân cách mạng. Đã làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của quân đội ta. Nó được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động: trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong công tác, học tập và lao động sản xuất. Đã thực sự trở thành yếu tố khăng khít không thể  thiếu được trong đời sống, hoạt động của quân đội ta, là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội, làm cho hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" ngày càng toả sáng trong lòng nhân dân.
Hiện nay, trước đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, những tác động của mặt trái cơ chế thị trường và âm mưu thâm độc của kẻ thù tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ nhằm hạ thấp hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" trong lòng nhân dân, âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội, làm cho quân đội ta mất mục tiêu, phương hướng chiến đấu... Vì vậy, hơn bao giờ hết, quân đội ta phải kiên định vững vàng, chủ động kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù; phát huy tốt hơn nữa bản chất, truyền thống tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ"; xây dựng, phát triển những giá trị văn hóa tốt đẹp của người quân nhân cách mạng; phấn đấu thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "mỗi người trong bộ đội phải là một người tuyên truyền. Một quân đội văn hay võ giỏi là một quân đội vô địch"1. Để thực hiện được điều đó cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục phát huy hơn nữa bản chất cách mạng của quân đội ta; phấn đấu thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, công tác và sản xuất trong thời kỳ mới.
Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng, mang bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân sâu sắc, là bộ phận quan trọng của lực lượng chính trị hùng hậu, đội quân vũ trang cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng cao cả là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bản chất cách mạng của quân đội ta được thể hiện ở tư tưởng và hành động, là sự giác ngộ mục tiêu lý tưởng cách mạng, kiên định, vững vàng đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối chính trị, quân sự và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách phát luật của Nhà nước; luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ thành quả cách mạng, quyền lợi và hạnh phúc của nhân dân.
Quân đội ta mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, sự lãnh đạo của Đảng, là nhân tố quyết định bản chất cách mạng của quân đội ta, bảo đảm cho quân đội phát triển, trưởng thành và giành thắng lợi vẻ vang. Vì vậy, để phát huy bản chất cách mạng của quân đội, phải không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, chăm lo xây dựng các tổ chức đảng thực sự trong sạch vững mạnh về mọi mặt. Mặt khác, phải chủ động ngăn chặn kịp thời những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến bản chất giai cấp công nhân của quân đội ta. Mọi âm mưu thủ đoạn hòng xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, mọi mưu toan hòng thực hiện "phi chính trị hóa" quân đội, xuyên tạc, bội nhọ hạ thấp giá trị tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ" của các thế lực thù địch, bọn cơ hội chính trị đều phải được kịp thời đấu tranh vạch mặt và kiên quyết đập tan, bảo đảm cho quân đội ta luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, tăng cường đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì hạnh phúc của nhân dân.
Quân đội ta là quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ và chiến đấu, hy sinh. Đó là truyền thống tốt đẹp, là cội nguồn sức mạnh, giúp quân đội ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, cho dù chúng có lớn mạnh và tàn bạo đến đâu. Từ ngày thành lập đến nay, quân đội ta luôn tuân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: "Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được chúng ta" 2. Vì thế, ngay từ buổi đầu còn non trẻ cho tới ngày nay, quân đội ta luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở, đã ngày càng phát triển trưởng thành lớn mạnh, lập được nhiều chiến công vang dội. Tự hào và biết ơn về những công lao to lớn của nhân dân đối với quân đội, bộ đội ta sẵn sàng chịu đựng gian lao thử thách, cùng với nhân dân đồng cam cộng khổ, khắc phục khó khăn, chiến đấu anh dũng, hy sinh quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Vì nhân dân phục vụ, vì nhân dân quên mình luôn là mục tiêu chiến đấu, phương châm hành động, là biểu hiện sự giác ngộ lý tưởng cách mạng cao cả của mọi cán bộ, chiến sĩ. Quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, quân đội ta luôn giữ nghiêm kỷ luật, chăm lo xây dựng tình đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân, tôn trọng, tận tình giúp đỡ nhân dân, tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những thành tựu đó thể hiện nét đẹp văn hóa và truyền thống quý báu của quân đội ta, cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong thời kỳ mới. Đồng thời, cùng toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị không ngừng chăm lo xây dựng "thế trận lòng dân", xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, giữ vững môi trường hòa bình ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.
Thứ ba, phát huy truyền thống quyết chiến, quyết thắng, dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu; cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất và công tác.
Quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng, đường lối quân sự của Đảng và Bác Hồ, thấu suốt tư tưởng chiến lược tiến công, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, quân và dân ta luôn đánh địch trên thế chủ động, làm chủ để tiến công và tiến công để làm chủ, sáng tạo ra nhiều cách đánh thông minh thể hiện nét độc đáo của chiến tranh nhân dân và nét đặc sắc của văn hóa quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí  Minh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân đội ta luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, gương cao ngọn cờ quyết chiến, quyết thắng, cùng với toàn dân chiến đấu anh dũng và giành được thắng lợi vẻ vang trong chiến tranh giải phóng dân tộc. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân đội ta tiếp tục được phát huy, toả sáng, nâng lên tầm cao mới. Đó là sự giác ngộ lý tưởng cách mạng, tinh thần sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, hành động dũng cảm trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; là tinh thần hăng say học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ... Thông qua đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp phần tô thắm thêm và toả sáng hơn hình  ảnh "Bộ độ Cụ Hồ" trong thời kỳ mới.
Trong tình hình hiện nay, lười học tập, ngại phấn đấu, rèn luyện là trái với bản chất và truyền thống tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ"; vì vậy hơn bao giờ hết, mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội phải không ngừng học tập, tu dưỡng rèn luyện để "tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng thấy cần phải học"; thực hiện tốt lời dạy của Người: "Muốn trở nên người quân nhân mới, xứng đáng với cái vinh hạnh đứng trong quân đội cách mạng thì từ trên đến dưới, các cấp đều phải nghiên cứu học tập, luôn cầu tiến bộ"3.
Thứ tư, phát huy truyền thống đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế; nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, thống nhất ý chí và hành động, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Sự đoàn kết chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh của quân đội ta được xây dựng trên nền tảng vững chắc từ đường lối chính trị của Đảng, bản chất cách mạng, chức năng, nhiệm vụ của quân đội, sự thương yêu gắn bó giữa những người anh em - đồng chí cùng phấn đấu hy sinh cho mục tiêu lý tưởng cao cả của Đảng, của giai cấp công nhân và dân tộc ta. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ quân đội đều phải tự giác chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, mệnh lệnh, chỉ thị, của cấp trên, kiên quyết hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Tình đoàn kết gắn bó thương yêu nhau như ruột thịt và ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh của quân đội ta còn được thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động của quân đội, ở việc phát huy dân chủ, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình với thái độ chân tình, mục đích, động cơ trong sáng, giúp nhau cùng tiến bộ, trưởng thành. Đó là truyền thống, đồng thời là nét đẹp văn hóa trong cuộc sống, cách ứng xử của người quân nhân cách mạng, mà quân đội của giai cấp tư sản không thể có được.
Trong quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, quân đội ta còn nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế, xây đắp được mối quan hệ đoàn kết chiến đấu thủy chung son sắt, với quân đội các nước bạn. Đồng thời, quân đội ta cũng đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình, có hiệu quả của bạn bè quốc tế, góp phần tạo nên sức mạnh và chiến thắng của quân đội ta từ ngày thành lập đến nay.
Để tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh của quân đội ta trong thời kỳ mới, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải tích cực học tập, tu dưỡng rèn luyện, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, các biểu hiện tư tưởng cơ hội, thực dụng, trái với bản chất và truyền thống tốt đẹp của quân đội ta. Phải thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng, giữ vững bản chất giai cấp công nhân của quân đội, gắn với thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Phát huy bản chất "Bộ đội Cụ Hồ" thể hiện nét đẹp văn hóa của người quân nhân cách mạng trong thời kỳ mới, góp phần xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần, bảo đảm cho quân đội luôn là công cụ bạo lực sắc bén và tin cậy của Đảng, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trách nhiệm đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu hơn nữa về mọi mặt. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp phát huy tình thần trách nhiệm, tăng cường công tác giáo dục, quản lý, rèn luyện bộ đội. Đó còn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, nhất định bản chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ" sẽ tiếp tục được phát huy nâng lên tầm cao mới, ngày càng toả sáng hơn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1- Hồ Chủ tịch, Thư gửi toàn thể bộ đội khu II, III ngày 24-02-1948.
2- Hồ Chí Minh toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 2002, tập 11, tr.350.
3- Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang, NxbQĐND, Hà Nội, 1962, tr.116.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

GIỮ VỮNG VÀ PHÁT HUY TINH THẦN “ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, SÁNG TẠO, TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG” CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY


Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua đã chứng minh và tôn vinh sự lãnh đạo tài tình, vĩ đại của Đảng ta. Sự vĩ đại đó được tạo nên bởi nhiều yếu tố nội tại luôn gắn kết và liên quan chặt chẽ với nhau thuộc về tinh thần, bản lĩnh của Đảng, trong đó có tinh thần “độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường”; tinh thần ấy đã trở thành bài học kinh nghiệm và là một trong những giá trị truyền thống vẻ vang của Đảng. Càng nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ thì Đảng càng phát huy tốt tính sáng tạo, càng thể hiện rõ bản lĩnh tự lực, tự cường; ngược lại, một khi nêu cao bản lĩnh tự lực, tự cường thì Đảng càng phát huy tốt tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo.
Thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho thấy: khi nào Đảng phát huy tốt tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường thì khi đó uy tín của Đảng được nâng cao, sự nghiệp cách mạng càng có điều kiện thuận lợi để đi đến thành công; ngược lại, khi nào Đảng không phát huy tốt tinh thần ấy thì uy tín của Đảng xuống thấp, sự nghiệp cách mạng đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Bởi, “cách mạng là khoa học và nghệ thuật. Khoa học đòi hỏi cách mạng phải tôn trọng quy luật. Nghệ thuật đòi hỏi cách mạng phải sáng tạo. Lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi chứng tỏ Đảng ta không những tôn trọng quy luật khách quan, tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn rất sáng tạo - sáng tạo trong vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, sáng tạo trong hoạch định đường lối cách mạng, sáng tạo trong phương pháp cách mạng”[1].
Từ lúc mới ra đời (ngày 3 tháng 2 năm 1930), với tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, Đảng ta đã xác định được Chính cương, Sách lược vắn tắt - cương lĩnh đầu tiên của Đảng - một cách đúng đắn. Cương lĩnh chỉ rõ con đường cách mạng Việt Nam: "Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng, để đi tới xã hội Cộng sản"[2]. Cương lĩnh còn chỉ rõ nhiệm vụ, mục tiêu, lực lượng, phương pháp cách mạng, công tác xây dựng Đảng... Với tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc; giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Những nội dung cơ bản đó đã giải đáp đúng và trúng những vấn đề quan trọng, bức thiết do lịch sử đặt ra, phản ánh đúng thực tiễn cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Đường lối đúng cho phép huy động mọi lực lượng yêu nước trong dân tộc; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của quốc tế; tạo cơ sở vững chắc để sử dụng mọi phương pháp, hình thức đấu tranh, phát huy sức mạnh tổng hợp, đưa cách mạng tiến lên. Cũng nhờ đường lối đúng, ngay từ đầu, Đảng ta đã đánh bại mọi xu hướng dân tộc cải lương tư sản và chủ nghĩa dân tộc phiêu lưu tiểu tư sản. Do đó, đường lối vừa được vạch ra đã có sự hấp dẫn, lôi kéo hàng triệu quần chúng nhân dân đứng lên làm cách mạng. Trước sự xuất hiện của tình thế cách mạng khi quân Nhật đầu hàng đồng minh, với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, Đảng đã phát động toàn dân đứng lên, từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào đúng thời điểm chín muồi nhất. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được coi là một trong những điển hình sáng tạo về khoa học và nghệ thuật khởi nghĩa của Đảng ta. Thực tế đã chứng minh, không một đảng nào, một nước nào ở khu vực làm được như Đảng ta trong hoàn cảnh lịch sử đó, đồng thời bác bỏ những quan điểm sai trái cho rằng Việt Nam giành chính quyền trong điều kiện có “khoảng trống quyền lực” hòng phủ định tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền dân chủ nhân dân vừa được thành lập, cách mạng nước ta gặp nhiều khó khăn, thử thách, tình hình đất nước như “ngàn cân treo trên sợi tóc”. Nhưng, với bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo, Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, sáng suốt chèo lái, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh tới bờ bến vinh quang. Những chủ trương của Đảng vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược ở thời kỳ đó đã lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là giữ vững chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt để đối phó với chiến tranh xâm lược. Trong hai cuộc kháng chiến, bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta lại tỏa sáng. Trước kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn ta gấp bội, Đảng ta vẫn chấp nhận cuộc đụng đầu lịch sử, đánh địch và thắng địch bằng sức mạnh tổng hợp, đồng thời đảm bảo cho miền Bắc có hòa bình tương đối để xây dựng chủ nghĩa xã hội, hậu phương lớn của cách mạng cả nước. Chúng ta quán triệt và thực hành tư tưởng chiến lược tiến công, nhưng biết kéo địch xuống thang, đánh thắng từng bước để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn vào mùa Xuân năm 1975.
Trong hai cuộc kháng chiến, nhân dân ta được sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của bầu bạn quốc tế. Đảng và nhân dân ta coi đó là một trong những nhân tố cơ bản bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nhưng thời kỳ đó cũng xẩy ra sự bất đồng giữa các nước anh em, một số nước có những toan tính đen tối đối với cách mạng Việt Nam, gây cho cách mạng nước ta nhiều khó khăn, phức tạp, cản trở lớn. Với bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo, đứng vững trên lập trường mác-xít lê-nin-nít, kết hợp sự khôn ngoan về chính trị với sự dày dạn trong kinh nghiệm, Đảng ta đã sáng suốt, có tầm nhìn xa, trông rộng, khả năng ứng phó nhạy bén, kịp thời, khắc phục có hiệu quả mọi chướng ngại để giành thắng lợi cho cách mạng Việt Nam, góp phần củng cố sự đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế. Nếu không độc lập, tự chủ và sáng tạo thì chúng ta không thể đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Công cuộc đổi mới vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay là thời kỳ tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng được phát triển lên một tầm cao mới. Xuất phát từ thực tiễn xã hội Việt Nam, Đảng ta không sao chép, rập khuôn bất cứ mô hình có sẵn nào trên thế giới. Đường lối đổi mới của Đảng được hình thành do đòi hỏi bức thiết của quần chúng ở cơ sở, song luôn có sự lãnh đạo chặt chẽ, sáng tạo của Đảng. Từ khó khăn trong sản xuất và đời sống, quần chúng nhân dân đã sáng tạo ra nhiều cách nghĩ, cách làm hay, tuy cũng chứa đựng cả khả năng chệch hướng. Do kịp thời nắm bắt thực tiễn, tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã từng bước khái quát thành quan điểm, đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đường lối đó là sản phẩm của sự hoà quyện giữa ý Đảng với lòng dân, tuân theo đúng quy luật khách quan, phù hợp với thực tiễn và lợi ích, nguyện vọng, khả năng của quần chúng nhân dân.
Quá trình thực hiện đường lối đổi mới là quá trình Đảng ta, nhân dân ta sửa chữa những khuyết điểm, sai lầm đã mắc phải trong xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta trong thời kỳ bao cấp, đồng thời qua đó từng bước hình thành, phát triển tư duy mới, quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Đảng ta, nhân dân ta đã phải trải qua nhiều khó khăn thử thách, có những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua. Trong những thời khắc lịch sử ấy, với bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo, Đảng kịp thời đề xuất những nguyên tắc đổi mới, kết hợp chặt chẽ lập trường kiên định với tính sáng tạo, mềm dẻo, thông thoáng trong sách lược, đảm bảo đường lối đổi mới được thực hiện và phát triển đúng hướng, giành nhiều thành tựu, rất quan trọng. Cũng từ những thành tựu ấy, Đảng ta củng cố thêm niềm tin vững chắc rằng: nếu biết phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chúng ta có thể vượt qua mọi thử thách, dù là những thử thách nghiêm trọng nhất.
Vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là: nhờ phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường mà Đảng ta đã mạnh dạn khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới thành công. Quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, cũng nhờ phát huy tốt tinh thần ấy, nên đất nước ta đã có bước phát triển nhanh và bền vững, giữ được độc lập dân tộc và con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong quá trình hội nhập, không hề bị lệ thuộc hay bị ràng buộc bởi bất cứ quốc gia, dân tộc nào. Điều này đã được Đảng ta khẳng định: “Công cuộc đổi mới xuất phát từ thực tiễn và cuộc sống của xã hội Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm tốt của thế giới, không sao chép bất cứ một mô hình có sẵn nào”[3].
Hiện nay, công cuộc đổi mới của đất nư­ớc ta đang trên đà tiến triển và tiếp tục thu được nhiều thành tựu mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tình hình kinh tế, chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh được giữ vững, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, trước tác động mạnh mẽ, cả tích cực lẫn tiêu cực của tình hình thế giới, khu vực và trong nước đã khiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN phải luôn trong tình thế mà thời cơ và nguy cơ, thuận lợi và thách thức ch­ưa từng có tiền lệ trong lịch sử cùng tồn tại đan xen lẫn nhau.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đang đẩy mạnh việc thực hiện chiến lư­ợc “Diễn biến hoà bình” kết hợp với gây bạo loạn lật đổ hòng chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta nhất là trước những sự kiện trọng đại của đất nước như đại hội Đảng sắp tới, chúng bôi xấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kích động các phần tử tiêu cực, lôi kéo đồng bào trong và ngoài nước tham gia thực hiện các mục đích chính trị do chúng đặt ra... Do đó, để tiếp tục đứng vững và phát triển, cách mạng Việt Nam không thể tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời, để hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình, Đảng ta không thể không phát huy những bài học kinh nghiệm truyền thống, trong đó có bài học về độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường.
Là nhân tố quan trọng bậc nhất và có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, để phát huy tốt tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường, tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Đảng ta cần phải: 
Một là, luôn kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo lý luận đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để xác định đường lối, phương pháp đổi mới đúng đắn.
Hai là, tích cực nghiên cứu, tham khảo, học tập kinh nghiệm của nước ngoài và tổng kết thực tiễn trong nuớc, phát triển lý luận để làm cơ sở xác định đúng đường lối và phương pháp đổi mới.
Ba là, kiên trì mục tiêu chủ nghĩa xã hội, nắm vững các nguyên tắc để hiện thực hoá chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Bốn là, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tận dụng thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đảm bảo thành công cho sự nghiệp đổi mới.
Năm là, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng.
Để tiếp tục phát huy tốt hơn nữa tinh thần đó trong thời gian tới, chúng ta cần phải có các điều kiện cơ bản sau đây:
Một là, Đảng phải luôn trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xác định đường lối chiến lược đúng đắn, sách lược phù hợp với tình hình thực tiến trong nước và thế giới, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đảm bảo cho đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.
Toàn bộ thành tựu và khuyết điểm của công cuộc đổi mới luôn gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo và hoạt động cách mạng của Đảng ta. Là một đảng cầm quyền chân chính, Đảng chịu trách nhiệm về tất cả các lĩnh vực của đất nước và dân tộc. Những thắng lợi vĩ đại của công cuộc đổi mới ở nước ta trong thời gian qua là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, nhưng nhân tố hàng đầu, có ý nghĩa quyết định nhất là sự lãnh đạo đứng đắn và sáng suốt của Đảng.
Với bản lĩnh chính trị vững vàng, tính kiên định cách mạng, phát huy tốt tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường, nhất định Đảng ta sẽ tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống vẻ vang, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm bắt và tổng kết được những hoạt động thực tiễn sáng tạo của quần chúng, kịp thời đề ra chủ trương, đường lối đổi mới đúng đắn, phù hợp hơn nữa với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Việt Nam, khơi dậy và phát huy tiềm lực to lớn của nhân dân, tiếp tục lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới trong thời gian tới.   
Hai là, phải quan tâm xây dựng để đất nước luôn có tiềm lực mạnh toàn diện, cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Trong tiến trình mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, đòi hỏi chúng ta phải biết phát huy lợi thế so sánh, tạo môi trường cạnh tranh để phát triển. Đồng thời để phát triển bền vững, bảo đảm sự ổn định, tăng khả năng độc lập tự chủ của đất nước, nhất thiết phải tăng cường tiềm lực và bảo đảm an ninh kinh tế, đi đôi với củng cố quốc phòng, an ninh. Đây là một trong những yêu cầu khách quan đối với cách mạng Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập hiện nay. Rõ ràng là, một khi xây dựng được tiềm lực của đất nước mạnh một cách toàn diện thì chúng ta mới có ưu thế để thực hiện chủ trương hội nhập, không bị lệ thuộc hay bị ràng buộc bởi bất cứ quốc gia nào. Mục tiêu hội nhập đạt được sẽ cao hơn, đất nước sẽ có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Chỉ trên cơ sở phát huy tốt tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường thì Đảng mới lãnh đạo đất nước đạt được mục tiêu đó.
Ba là, thường xuyên giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường với chủ động mở rộng hợp tác quốc tế trong điều kiện hiện nay.
Giữ vững độc lập, tự chủ là bài học rất cơ bản, nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, thể hiện sự kiên định, vững vàng trên những vấn đề nguyên tắc, cũng như sự nhạy bén, sắc sảo của Đảng ta trong chỉ đạo chiến lược, linh hoạt, mền dẻo trên những vấn đề sách lược; nổi bật là việc giữ vững độc lập tự chủ trong chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Nhờ nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường mà Đảng ta đã tạo nên thế và lực ngày càng cao cho đất nước trong quan hệ đối ngoại, chúng ta đã tiếp cận được nhiều hướng khác nhau và tranh thủ được sự giúp đỡ của quốc tế trên các lĩnh vực khác nhau, từ các nước đang kiên định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như các nước tư bản phát triển và cả các nước cánh tả đang có xu hướng lựa chọn xây dựng đất nước theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Thời gian tới, trong quan hệ quốc tế chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khó lường, song với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường của Đảng được phát huy, nhất định nước ta sẽ phát huy tối đa lợi thế của mình, giữ được độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thành công của sự nghiệp đổi mới.
Tóm lại, để tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước thành công, thực hiện trọ vẹn sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng ta phải luôn phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường; quán triệt và thực hiện đúng những vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc nêu trên. Một khi nắm chắc và vận dụng sáng tạo những vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản đó thì chúng ta mới phát huy nội lực, giành được thế chủ động trong quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ ngoại lực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay./.


[1] TS. Đinh Xuân Lý (chủ biên), Tìm hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005, tr.84.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 2.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội. 2001, tr.81.