Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI


Tinh thần yêu nước là một giá trị văn hóa - tinh thần cao đẹp của dân tộc Việt Nam, là một thành tố rất quan trọng, có vai trò quyết định trong sức mạnh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Tinh thần yêu nước ấy là biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Chủ nghĩa yêu nước là sự phát triển ở trình độ cao của tinh thần yêu nước, là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí và tình cảm, là tinh thần yêu nước đã đạt tới tình độ tự giác và độ bền vững cao.
 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống
"Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống" là một quan niệm được dùng để phân biệt và so sánh với một giai đoạn phát triển mới của nó là "Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh" - Yêu nước XHCN. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống là nội dung cốt lõi của tư tưởng Việt Nam, của nhân sinh quan và thế giới quan Việt Nam; là lý luận và đường lối chính trị, quân sự của Nhà nước phong kiến dân tộc Việt Nam. Giáo sư Trần Văn Giàu viết: "Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam hẳn không phải là một truyền thuyết thâm viễn, ctĩng không phải là một tín ngưỡng huyền diệu; nó là một hệ thống tư tưởng nhận thức và ứng xử đơn giản nhưng vừa đủ để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và tồn tại trong danh dự". Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau đây:
* Tình yêu quê hương, đất nước, con người
Trong ý niệm về Tổ quốc của con người Việt Nam bao giờ cũng có ý niệm về quê hương cụ thể nơi họ sinh ra va flớn lên với bao hình ảnh thân thương: cây đa, giếng nước, sân đình, con người cụ thể trên mảnh đất đó. Tổ quốc chung, rộng lớn bao giờ cũng gắn với một cái làng riêng biệt. Trong thực tế đã hình thành lên mối quan hệ Nhà - Làng - Nước trong sự hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam, trong tổ chức nhà nước, trong tư tưởng, tình cảm con người Việt Nam. Điều đó làm cho chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam có độ sâu sắc, mạnh mẽ và độc đáo.
Yêu nước của người dân Việt Nam là một tình yêu cụ thể, không trừu tượng, từ yêu những cảnh quan thiên nhiên nơi mảnh đất họ sinh ra, đến tình yêu Tổ quốc bao la.
Tư tưởng yêu nước gắn với thương nòi, đã sản sinh ra những hành động yêu nước rất cụ thể, hành động của chủ nghĩa anh hùng trong sản xuất, chiến đấu hình thành nên những tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của những người con Lạc, cháu Hồng.
* Tình cảm gắn bó, cố kết cộng đồng, hướng về dân, lấy dân làm gốc.
Thực tiễn sản xuất để mưu sinh, chiến đấu bảo vệ, giữ vững độc lập dân tộc, đòi hỏi một cách khách quan các tầng lớp dân cư phải có sự đoàn kết, cố kết với nhau tạo thành sức mạnh cộng đồng vững mạnh, sức mạnh của tất cả quần chúng nhân dân, sức mạnh ấy được ví như "nước". Nói như Nguyễn Trãi : chở thuyền cùng là dân, lật thuyền cũng là dân. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua các triều đại khác nhau, nhưng có cùng mục đích: "Việc nhân nghĩa, cốt ở yên dân", tạo nên sự bình yên của mỗi làng quê và trên toàn bộ mọi vùng của Tổ quốc. Ở Việt Nam ngoài ba mối quan hệ Vua - Tôi, Cha - Con, Chồng - Vợ còn có mối quan hệ thứ tư là quan hệ giữa Nước và Dân, "Nước lấy dân làm gốc".
* Ý thức bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Nền văn hoá, văn minh Việt Nam là kết quả của quá trình lao động chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống, của các cuộc đấu tranh chống xâm lược, chống sự đổng hoá của các thế lực bên ngoài đối với dân tộc Việt Nam.
Ý niệm về lịch sử và văn hoá chung giữ vai trò rất quan trọng trong nhận thức và tình cảm yêu nước (huyền thoại, truyền thuyết, truyện lịch sử, lễ hội dân gian).
Quan niệm bảo vệ văn hoá dân tộc chủ yếu là bảo vệ bản lĩnh, bản sắc dân tộc gắn với độc lập, chủ quyền quốc gia, không mang tính bảo thủ, hẹp hòi. Theo đó, chủ nghĩa yêu nước đòi hỏi mỗi cư dân, cả cộng đồng phải có trách nhiệm bảo vệ những bản sắc văn hoá của dân tộc mình, gắn với bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia. Bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc nhưng cũng biết tiếp thu có chọn lọc, hợp lý tinh hoa văn hoá thế giới. Bảo vệ nhưng không đóng cửa, bảo vệ gắn liền với sự phát triển. Ở mỗi bước phát triển của lịch sử dân tộc có bước phát triển của một nền văn hoá cao hơn. Đó là tính quy luật của sự phát triển văn hoá Việt Nam.
* Ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, chúng ta đã có ba bản Tuyên ngôn độc lập. Bản Tuyên ngôn lần thứ nhất vào mùa xuân 1077 sau khi chiến thắng quân Tống xâm lược, Lý Thường Kiệt viết bài thơ bất hủ:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Năm 1428 sau khi cuộc chiến tranh giải phóng khỏi ách đô hộ của nhà Minh - Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc đã viết "Bình ngô đại cáo", bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ II. 
Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ II do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 02 tháng 9 năm 1945 khai sinh Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Tất cả các bản Tuyên ngôn đều khẳng định quyền dân tộc tự quyết của Việt Nam; ý chí quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, giữ vững bản sắc văn hoá Việt Nam; nghị lực, quyết tâm của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh.Từ tình yêu quê hương, xứ sở nâng lên thành ý thức bảo vệ non sông đất nước, giang sơn, tổ quốc, sơn hà xã tắc (ý niệm sâu sắc về lãnh thổ quốc gia) là bước trưởng thành của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống.
Thế kỷ XV Lê Thánh Tông đã khẳng định: "Một thước núi, một tấc sông của ta không thể vất bỏ... Ai dám đem một thước núi, một tấc sông của Vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì tội phải tru di".
Ngay trong thời kỳ phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài, nhân dân 2 miền cũng không ai coi mỗi miền là quốc gia riêng.
* Ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc và lòng tự tôn dân tộc
Biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa yêu nước là ý thức coi độc lập dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm - tinh thần tự tôn dân tộc.
 Mỗi lần Tổ quốc bị xâm lăng thì mọi tầng lớp nhân dân luôn đặt lợi ích đất nước lên trên hết và sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi ích riêng, chấp nhận mọi gian nan, thử thách, hy sinh vì độc lập dân tộc.
Tuy nước nhỏ, có lúc bị mất nước hàng trăm, hàng nghìn năm, những vẫn giữ vững niềm tự tin, tự tôn dân tộc. Chính trên tinh thần đó về sau Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: "Không có gì quý hơn độc lập , tự do".
Ý thức tự tôn, tự lập của dân tộc được hình thành rất sớm và các triều đại nối tiếp nhau đều có ý thức bảo vệ lòng tự tôn, tự lập của dân tộc, xây dựng nên bản sắc, cốt cách riêng của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn luôn hoà nhập với thế giới, nhưng không bao giờ chúng ta bị hoà tan, mất đi cái bản sắc riêng có của mình.
* Ý thức xây dựng đất nước.
Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về tài nguyên, nhưng nền kinh tế kém phát triển. Vì vậy, trong tâm thức của mỗi người Việt Nam qua các thế hệ đều coi việc xây dựng đất nước phồn vinh sánh vai cùng các cường quốc là một biểu hiện rất cụ thể của lòng yêu nước. Chính trong quá trình cùng nhau chung lưng, đấu cật lao động xây dựng đất nước, chống chọi với thiên nhiên mà tình yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước nảy nở và không ngừng được củng cố, phát triển. Nhân dân ta rất quý trọng những nhân tài của đất nước, những người có công lao trong lao động, sản xuất làm cho đất nước ngày càng thêm giàu đẹp. Đó là một giá trị văn hoá cao đẹp thể hiện chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. 
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống được hình thành trên cơ sở những điều kiện khách quan và chủ quan.
* Điều kiện khách quan.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Việt Nam đã gắn bó con người  với thiên nhiên, quê hương đất nước.
Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, trong vùng nhiệt đới gió mùa; do điều kiện kiến tạo của trái đất, nên đất nước ta nằm trong vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý, hiếm. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đó đã tạo nên những tiềm năng to lớn của sự phát triển kinh tế, nhưng cũng tạo ra những khó
khăn thử thách lớn đối với dân tộc ta.
Trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng đất nước... chúng ta vừa tìm cách thích nghi với điều kiện tự nhiên, vừa tìm cách khai thác điều kiện tự nhiên để phục vụ cho sự tồn tại, phát triển của mình. Trong quá trình săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi, những cư dân Việt Nam đã có cuộc sống ổn định, với một nền sản xuất vật chất, những giá trị tinh thần mang bản sắc riêng và đạt đến trình độ cao của nền văn minh lúa nước.
Qua thực tiễn đấu tranh chống lại thiên nhiên hà khắc, những cư dân Việt Nam dần dần liên kết lại với nhau, cùng nhau làm thuỷ lợi, đắp đê sông, đê biển để chống đỡ lụt lội, hạn hán. Kinh tế phát triển, sự giao lưu giữa các vùng trong nước từng bước được mở mang. Đó là quá trình từng bước tạo nên sự gắn bó giữa các cư dân, cộng đồng với nhau; là cơ sở hình thành tình yêu quê hương, đất nước, sự gắn bó, đùm bọc lẫn nhau.
Sự phát triển biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử Việt Nam ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, ý thức dân tộc và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác đem lại cho người ta sự lý giải đúng đắn về sự biến đổi, phát triển của xã hội loài người. Sự phát triển xã hội loài người gắn liền với sự biến đổi của hình thái kinh tế - xã hội.
Việt Nam không giống như nhiều nước trên thế giới, không trải qua tuần tự 5 hình thái kinh tế - xã hội một cách tự nhiên. Việt Nam không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, từ chế độ công xã nguyên thuỷ chúng ta tiến lên chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam là chế độ phong kiến phương Đông, nó cũng khác với chế độ phong kiến phương Tây. Chế độ phong kiến Việt Nam không có thời kỳ tồn tại chế độ lãnh địa với quan hệ lãnh chúa - nông nô; không trải qua thời kỳ phân quyền, cát cứ lâu dài, đặc điểm này có ảnh hưởng chi phối đến sự cố kết cộng đồng và sự phát triển của dân tộc.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858) xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Xã hội đó tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với bọn địa chủ phong kiến. Sự vận động của hai mâu thuẫn cơ bản trên dẫn đến mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc Pháp xâm lược và bè lũ tay sai. Những chuyển biến đó tác động sâu sắc đến việc hình thành sự đoàn kết, cố kết dân tộc trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do của nhân dân.
Trong thời kỳ thống trị của chủ nghĩa thực dân, giai cấp tư sản Việt Nam có nảy sinh và phát triển ở mức độ nào đó, song rất non yếu. Do đó, chủ nghĩa dân tộc tư sản tuy có một số ảnh hưởng nhất định, nhưng không giữ vai trò chi phối và không thay thế cho chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã có bước phát triển nhảy vọt về chính trị, giành được độc lập dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và từng bước tiến lên CNXH. Đó là quá trình biến đổi căn bản về sự đoàn kết dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cũng chuyển sang giai đoạn phát triển mới về chất, yêu nước gắn liền với yêu CNXH, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Đó là cơ sở tạo nên sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất mới, là nguồn gốc sâu xa và nguyên nhân quan trọng của mọi thắng lợi cách mạng Việt Nam.
Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta hun đúc nên tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh bất khuất, kiên cường, niềm tự tôn dân tộc tác động sâu sắc đến sự phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Nước Việt Nam nằm ở khu vực án ngữ đường giao lưu giữa Bắc Á và Nam Á, Đông Á sang Tây Á, nơi có nhiều đường giao thông quan trọng, cửa ngõ thông thương với các nơi trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý hiếm. Vì vậy, từ xưa đến nay, nước ta luôn bị ci là "miếng mồi béo bở", mảnh đất đầy hấp dẫn đối với nhiều đế quốc hung bạo. Kể từ cuộc kháng chiến quân Tần (thế kỷ II - trước Công nguyên, đến năm 1975 kế thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước) trong vòng 22 thế kỷ, dân tộc ta có tới 12 thế kỷ phải tiến hành kháng chiến chống lại nhiều kẻ thù thường có tiềm lực kinh tế và quân sự vượt trội hơn ta gấp nhiều lần.
Những cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược phương Bắc trước đây, kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, kiểu mới trong thời hiện đại đều là những cuộc chiến đấu không cân sức, diễn ra rất ác liệt cả  về quy mô và tính chất chiến tranh. Trong điều kiện như vậy, không có con đường nào khác, cả dân tộc đồng lòng nhất tề đứng dậy, cố kết với nhau, tạo thành sức mạnh to lớn chiến đấu và chiến thắng quân thù. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ".
Những điều kiện đó đã tác động sâu sắc tới quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, hình thành truyền thống đoàn kết, cố kết  dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước hình thành nên những phẩm chất đặc biệt của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Sự thống nhất trong tính đa dạng của nền văn hoá dân tộc tác động lớn đến sự hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Văn hoá, văn minh Việt Nam là một bộ phận của văn hoá, văn minh nhân loại, đồng thời có bản sắc riêng, rất rõ nét của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất, mỗi dân tộc có truyền thống văn hoá riêng của mình (phong tục, tập quán, ngôn ngũ, tiếng nói) tạo nên một nền văn hoá đa dạng, phong phú của nền văn hoá thống nhất. Thống nhất trong tính đa dạng, phức tạp.
Hơn thế, Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, là dải đất hẹp nằm giữa núi cao trùng điệp, vừa tiếp giáp với các quốc gia trên đất liền vừa nối liền với các quần đảo phía Nam. Việt Nam nằm giữa hai trung tâm văn hoá lớn nhất châu Á là văn hoá ấn Độ và văn hoá Trung Hoa. Hai nền văn hoá ấy đã xâm nhập mạnh mẽ vào đời sống văn hoá Việt Nam. Tuy vậy, nền văn hoá Việt Nam không bị đồng hoá với văn hoá bên ngoài. Trái lại, chúng ta vẫn giữ được cốt cách, bản sắc riêng của mình. Đó là sự vững vàng về bản lĩnh, cốt cách văn hoá Việt Nam, con người Việt Nam, đồng thời rất nhạy bén thích nghi, biết hội nhập, biết lựa chọn tinh hoa văn hoá thế giới biến nó thành giá trị văn hoá mang bản sắc dân tộc Việt Nầm. Tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức yêu nước, thương nòi là một bộ phận cơ bản tạo thành văn hoá Việt Nam. Nó vừa kết tinh những giá trị tiêu biểu của truyền thống dân tộc, vừa kế thừa phát triển của nền văn hóa của các dân tộc như là một cơ sở quan trọng để hình thành phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Quá trình thống nhất quốc gia và sớm hình thành dân tộc độc lập dã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam hình thành rất sớm, do yêu cầu chống thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên và do sự cố kết nhau lại để chống ngoại xâm. Truyền thống công xã nông thôn Việt Nam đã là một yếu tố đóng vai trò đáng kể trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Quá trình hình thành, phát triển của nhà nước, gắn liền với quá trình thống nhất quốc gia.
Tuy mỗi thời kỳ có tên gọi khác nhau, nhưng dân tộc Việt Nam được hình thành là do nhu cầu trị thuỷ, nhu cầu chống ngoại xâm và do nhu cầu trao
đổi kinh tế, văn hoá ngày càng gia tăng giữa các vùng, các miền lại với nhau, sớm hình thành ý thức cộng đồng, đoàn kết cố kết dân tộc. Đó là cơ sở của chủ nghĩa yêu nước truyền thống.
* Nhân tố chủ quan.
Ngoài những điều kiện khách quan nêu trên tác động đến quá trình hình
thành, phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chúng ta cần làm rõ những nhân tố chủ quan - nhân tố quan trọng quyết định đến nội dung, hình thức của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Từ khi hình thành nhà nước, từ nhà nước sơ khai ban dầu, đến nhà nước hiện đại, bất kỳ nhà nước nào cũng quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, kế thừa và phát triển truyền thống yêu nước của các thế hệ ông cha trong quá trình dựng nước và giữ nước .
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, nội dung giáo dục truyền thống yêu nước tập trung vào các mối quan hệ như: vua - nước (trung quân - ái quốc), làng - nước (giữ làng - giữ nước), nước - nhà (nước mất - nhà tan), nước - dân (yêu nước - thương dân)... Đó là các mối quan hệ rường mối của xã hội, trong đó quan hệ vua - nước là cơ bản nhất. Với hệ tư tưởng Nho giáo, giáo dục tư tưởng trung quân là cơ bản nhất. Giai cấp thống trị luôn giáo dục ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững sự thong nhất đất nước. Với mục đích bảo vệ quyền lợi, địa vị thống trị của giai cấp bóc lột. Đất nước độc lập, quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị của họ được bền vững, còn khi đất nước không được độc lập thì điền trang, thái ấp, quyền uy của giai cấp thống trị cũng không còn. Đương nhiên, giáo dục ý thức độc lập dân tộc không phải chỉ vì đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị, mà trong đó còn có quyền lợi của nhân dân. Chính vì vậy phong trào yêu nước chống giặc ngoại xâm của quần chúng, chủ yếu là phong trào nông dân liên tiếp diễn ra dưới sự lãnh đạo của các triều đại phong kiến. Quá trình đấu tranh của nhân dân đã khơi dậy, hun đúc, động viên, khích lệ tinh thần yêu nước sôi nổi của cả một dân tộc đặc biệt trước hoạ xâm lăng.
Dân tộc ta thời nào cũng có những tấm gương yêu nước của các anh hùng, nghĩa sĩ, các danh nhân trong các tầng lớp nhân dân đứng lên chống thiên tai, ngoại xâm (nhưng chủ yếu là những tấm gương trong đánh giặc, giữ nước - gắn liền với những chiến công, những sự nghiệp vẻ vang của lịch sử dân tộc). Những hình ảnh về Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Sơn Tinh trước kia, những tấm gương Bà Trưng - Bà Triệu, Lê Lợi, Quảng Trung... mãi mãi là những hình tượng sáng ngời trong bán đại anh hùng ca dựng nước, giữ nước bất hủ của dân tộc ta. Những tấm gương đó được lưu truyền, kế tiếp và nâng lên tầm cao mới. Trong thời đại mới, cách mạng Việt Nam do giai cấp vô sản lãnh đạo, tiếp tục giành, giữ, phát triển nền độc lập của dân tộc theo tinh thần mới thì chủ nghĩa yêu nước có bước phát triển về chất so với chủ nghĩa yêu nước thời phong kiến.
Tình yêu quê hương đất nước, yêu thương giống nòi luôn được gắn và bện quyện với nhau trong ý thức của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, tình yêu đó đã được chuyển thành ý thức biết nâng niu, quý trọng những giá trị văn hoá - tinh thần của quần chúng, trở thành hành động thiết thực của quần chúng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đặc biệt trước hoạ xâm lăng, tình yêu ấy được chuyển sang thái độ căm thù, ý chí quyết tâm chiến đấu của từng người dân, của cả cộng đồng dân tộc đối với kẻ thù bán nước, cướp nước. Thái độ căm thù, khinh ghét kẻ thù, tình yêu đất nước bao la đã trở thành giá trị đạo đức của truyền thống lịch sử dân tộc ta trong suốt mdy nghìn năm lịch sử. Đó là nhân tố chính trị, tinh thần tạo nên truyền thống sức mạnh của dân tộc ta. Trải qua các triều đại khác nhau, sự giáo dục truyền thống đó đều được quan tâm, phát triển đúng mức, một yếu tố quan trọng hình thành, phát triển truyền thống yêu nước Việt Nam.
Từ sự phân tích những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trên đây chúng ta có thể kết luận rằng: lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi ra đời đến nay là lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước. Sự đoàn kết, cố kết dân tộc, thống nhất Tổ quốc là xu hướng cơ bản, chủ yếu của dân tộc ta. Trong mọi thời kỳ lịch sử của dân tộc đều tồn tại, phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - một sức mạnh tinh thần, vật chất mạnh mẽ trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại
"Chỉ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại" là một quan niệm dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh - yêu nước XHCN.
Bản chất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại.
Một trong những bài học kinh nghiệm tổng quát của cách mạng Việt Nam do Đại hội toàn quốc lần thứ tư của Đảng (1976) nêu ra là: "Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, là ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam". Với việc giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, Đảng ta cũng đồng thời nâng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên tầm cao mới - chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh . Đó là "...  Sự kết hợp nhuần nhuyễn trong nội dung của nó truyền thống tinh hoa hàng nghìn năm của dân tộc ta với tinh thần cách mạng của thời đại mới, với chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân hiện đại".
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại ra đời từ khi cách mạng Việt Nam có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hơn 70 năm qua chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại đã đóng vai trò động lực tinh thần to lớn trong việc huy động sức mạnh của dân tộc vào sự nghiệp đấu tranh giành, giữ độc lập dân tộc trong giai đoạn đã qua, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước từng bước quá độ lên CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại đó là chủ nghĩa yêu nước XHCN, dựa trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Để giải phóng dân tộc, đưa lại hạnh phúc cho nhân dân, nhiều phong trào cứu nước đã vùng lên dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như các phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Duy Tân, kháng thuế ở Trung kỳ - đã liên tiếp nổ ra và thất bại. Điều đó chứng tỏ không thể dùng sức mạnh của một chế độ đang suy tàn (chế độ phong kiến) để chống lại một chế độ đang lên (CNTB); không thể giương cao ngọn cờ dân chủ tư sản để chống lại chủ nghĩa tư bản hiện đại. Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đen tối, khủng hoảng về đường lối, không có đường ra. Vào thời điểm như thế, Nguyễn ái Quốc, người thanh niên Việt Nam yêu nước xuất hiện, phát hiện ra những nhu cầu lịch sử và tìm cách đáp ứng được nhu cầu đó của đất nước. Trải qua chiêm nghiệm của những cuộc khởi nghĩa trước đó, nghiên cứu sự thành công và thất bại của các cuộc cách mạng trên thế giới, tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa đế quốc và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người rút ra những kết luận quan trọng: "Muôn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sảm, và "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới".
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đi theo con đường của cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt. Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo ra đời, với cương lĩnh đúng đắn ngay từ đầu đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm đô hộ của thực dân Pháp (l858-1930).
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ người yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, trở thành người cộng sản. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và chính người cùng những người cộng sản Việt Nam đã thực hiện con đường cứu nước mới. Một chủ nghĩa yêu nước mới của dân tộc Việt Nam xuất hiện. Chủ nghĩa yêu nước theo hệ tư tưởng cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời và đóng vai trò động lực tinh thần mạnh mẽ của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập tự do cho Tổ quốc; mở ra thời đại mới cả nước độc lập thống nhất đi lên CNXH.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là tiếp thu, kế thừa và phát triển những giá trị tinh hoa truyền thống yêu nước do lịch sử để lại. Tình yêu quê hương đất nước, yêu thương giống nòi; đùm bọc che chở lẫn nhau, ý thức phục vụ Tổ quốc; tinh thần sẵn sàng hy sinh vì dân, vì nước... Tuy nhiên, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh có bản chất giai cấp hoàn toàn khác và có biểu hiện cụ thể khác với chủ nghĩa yêu nước truyền thống.
Cơ sở lý luận - Tư tưởng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; là lý tưởng cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét, lý giải các vấn đề về quê hương đất nước, con người với văn hoá dân tộc, chế độ chính trị của đất nước. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại có hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng, lập trường yêu nước hiện đại có thế giới quan, niềm tin cộng sản chỉ đạo hướng dẫn. Mục tiêu, phương hướng hành động của chủ nghĩa yêu nước hiện đại bao giờ cũng được xác định từ những cơ sở lý luận, thực tiễn sâu sắc, đồng thời chỉ ra những điều kiện, phương thức để thực hiện mục tiêu đề ra.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại là sự hoà quyện các yếu tố dân tộc, giai cấp, quốc gia, quốc tế; dân tộc, giai cấp và nhân loại không đối lập nhau.
Chủ nghĩa. yêu nước Việt Nam hiện lại !à động lực tinh thần, vật chất mạnh mẽ, hướng mọi khả năng, sức mạnh của dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên CNXH.
Nội dung của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại không đó lập mà kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống lên tầm cao mới, chất lượng mới. Đó là chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, "... đòi hỏi phải gắn liền làm một lòng yêu Tổ quốc với lòng yêu chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa". Những nội dung chủ yếu của chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa là:
Đó là một chủ nghĩa yêu nước theo lập trường chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam. Khi giai cấp công nhân bước lên vũ đãi chính trị đảm nhận sư mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng, một giai cấp có khả năng nắm vững và giải quyết đúng đắn về dân tộc, đưa dân tộc tiến lên thì cũng đồng thời làm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mang hệ tư tưởng mới, tiên tiến nhất của thời đại, hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Giai cấp công nhân trở thành địa biểu chân chính cho dân tộc, đại biểu qyền lợi cho dân tộc và cho nhân dân lao động. Lợi ích của giai cấp công nhân gắn chặt và thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động, của dân tộc.
Tình cảm yêu nước của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại là tình yêu quê hương, đất nước một cách toàn diện (yêu quê hương làng xóm, nơi "chôn rau, cắt rốn" của mỗi con người, tiến lên yêu quý sự toàn vẹn, thống nhất Tổ quốc Việt Nam, đấu tranh với những tư tưởng cát cứ, chia cắt đất nước, miền Nam - miền Bắc, miền ngược, miền xuôi). Tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu gia đình, dòng họ, huyết thống tiến lên tình yêu đồng bào bao la rộng lớn, yêu quý, kính trọng tất cả các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước còn được biểu hiện ở tình đồng chí, đồng đội, tình yêu của những người cùng chí hướng, mục đích. Tình yêu Tổ quốc gắn bó chặt chẽ với yêu chế độ XHCN, người yêu nước phải là con người XHCN, yêu CNXH là người yêu nước nhất.
Về ý chí và hành động, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại đề cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc và CNXH. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là đường lối cơ bản, chỉ đạo cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản. Độc lập dân tộc trong thời đại mới có nội dung sâu sắc hơn đó là độc lập vê fmặt lãnh thổ (không có sự xâm lược, nô dịch của nước ngoài) độc lập về kinh tế, chính trị, văn hóa... Độc lập dân tộc loại trừ khả năng nạn dân tộc này đe dọa, thôn tính dân tộc khác. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; xây dựng thành công CNXH là tạo ra những tiền đề cần thiết để bảo vệ, củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại đòi hỏi mọi người phải biết kế thừa, bảo vệ, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt trong điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế và tham gia ngày càng sâu, rộng vào các quan hệ quốc tế đa phương, đa dạng, chúng ta thực hiện hòa nhập, nhưng không hòa tan. Trong quá trình tham gia hợp tác với cac sns khu vực và trên thế giới chúng ta vẫn giữ vững mục tiêu CNXH, giữ vững cốt cách, bản sắc văn hóa Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước hiện đại không cho phép chúng ta cam chịu đói nghèo lạc hậu. Mỗi người phải phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và sự nghiệp xây dựng đất nước theo don đường xã hội chủ nghĩa, biến nước ta thành nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp phát triển, hiện đại.
Chủ nghĩa yêu nước  Việt Nam hiện đại là sự hoà quyện, kết hợp hài  hoà các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại; chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; giải quyết hài hoà giữa lợi ích cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội. Sự kết hợp này được biểu hiện thông qua từng con người, từng tổ chức và cả cộng đồng dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa sô vanh nước lớn, sự kỳ thị dân tộc, sắc tộc, chủng tộc, tính tự ty dân tộc, dân tộc hẹp hòi, từ bỏ sự giúp đỡ quốc tế đối với các dân tộc khác.
            Như vậy, nội dung của chủ nghĩa yêu nước hiện đại thể hiện tập trung mục tiêu, lý tưởng của dân tộc ta, nhân dân ta là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

1 nhận xét:

  1. Qua blog của mình chơi nghe!
    Tìm mãi mới gặp được blog của bạn và của bạn thành viên trước mình là cùng ý chí với mình đấy!
    Hi hi, he he! Năn nĩ đó! Mình sẽ bật mục "tham gia trang web này" nếu bạn muốn. Còn nếu bạn chê thì để lại nhận xét cũng được.

    Trả lờiXóa