Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN BẢO VỆ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ


Nghị quyết Trung ương 5, khóa X, ngày 01/8/2007 “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”. Nghị quyết chỉ rõ: “Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; thường xuyên cảnh giác, chủ động phòng, chống nguy cơ tự diễn biến ở cả trung ương và các ngành, các cấp”[1].
Đảng ta nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bồi dưỡng lòng yêu nước, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, hình thành hệ thống giá trị của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo chuyển biến căn bản trong việc ngăn chặn, từng bước đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chủ động phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bác bỏ các luận điệu tuyên truyền phản động, làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng”[2].
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các văn bản của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ này, đã thể hiện nhất quán 3 quan điểm cơ bản của Đảng ta trong cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch:1. Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng hiện nay.2. Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch là bộ phận khăng khít của cuộc đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng-văn hóa của Đảng.3. Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng các cấp.
Xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản là âm mưu cơ bản, lâu dài và được đầu tư công phu của các thế lực cơ hội, thù địch. Trong những năm gần đây, chúng ngày càng ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta dưới nhiều hình thức, chiêu bài khác nhau, trong đó việc lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống truyền thông, đặc biệt là internet ngày càng đem lại hiệu quả lớn cho việc tuyên truyền, xuyên tạc của chúng.
Theo số liệu thống kê đầu năm 2010, hiện tỷ lệ người sử dụng internet ở VN vào khoảng 26% dân số, tức khoảng 28 triệu người dùng, trong đó các hoạt động trực tuyến cho thấy trên 90% là đọc tin tức, sử dụng trang web tìm kiếm thông tin và dự báo con số này còn tăng lên rất nhanh trong tương lai gần. Rõ ràng, mạng internet mang lại lợi ích không giới hạn cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu mạng internet được sử dụng như một công cụ phản văn minh nhằm thực hiện những mưu đồ xấu như: tuyên truyền một cách xuyên tạc để hạ thấp uy tín của một cá nhân, một tổ chức hoặc thậm chí là một quốc gia thì tác hại của nó vô cùng lớn.
          Hiện nay, trên mạng internet xuất hiện nhiều luồng tư tưởng xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó tiêu biểu là.
Loại thứ nhất, họ cho rằng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là mớ lý thuyết hỗn độn nhằm đề cao, sùng bái cá nhân; là một di hại to lớn của lịch sử, cần phải được vạch trần, lên án” (qua phim Sự thật Hồ Chí Minh) và họ còn lớn tiếng tuyên bố: Hồ Chí Minh không phải là nhà tư tưởng, nhà văn hóa vì Hồ Chí Minh không hề có một hệ tư tưởng riêng mà chỉ rập khuôn các tư tưởng sẵn có của người khác. Từ đó, quan điểm này khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam đẩy mạnh việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm hợp lý hoá cái gọi là nền tảng tư tưởng của Đảng, của cách mạng Việt Nam một cách chủ quan, duy ý chí và cố gắng tìm ra sản phẩm của dân tộc để thay thế cho một học thuyết ở phương Tây đã cáo chung.
Loại thứ hai, họ cho rằng: Hồ Chí Minh không có tham vọng là một nhà tư tưởng, một nhà lý luận, Người chỉ là một nhà tổ chức, một nhà hoạt động thực tiễn, mặc dù có kèm theo sau đó những tính từ như “to lớn”; “kỳ tài”; “thiên tài”.
Jean Lacouture viết: “Vị lãnh tụ của Việt Nam không tỏ ra là một nhà lý luận và hình như ít chú ý về mặt này, thậm chí còn tỏ ra khó chịu hoặc coi thường những cuộc tranh luận về chủ nghĩa…”[3]. Đọc tác phẩm của Hồ Chí Minh, ông ta đưa ra nhận xét: Không thấy những tiểu luận dài có tính lý luận khái quát mà chỉ thấy một chuỗi nghiên cứu chính trị cụ thể, những bài khái lược, những bản báo cáo khả dĩ cho chúng ta thấy rõ một sự quan tâm thường xuyên nhằm xâm nhập thời cuộc… Từ đó, cho rằng “sự nghiệp kỳ lạ của Cụ Hồ không ở chiều độ tư tưởng của nó… Cụ chỉ là một “người điều khiển kỳ tài”, một “người khéo tay thiên tài”. Ông ta còn gọi Cụ Hồ là một “người cộng sản cấu trúc” vì đã dành cả cuộc đời của mình để “xây đắp, nhào nặn, tạo dựng phong trào”[4].
          Bemard fall thừa nhận: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có học thức uyên thâm, nhưng không bao giờ là một nhà tư tưởng, một nhà lý luận.
Philippe Devillers cho rằng: Thành công của những người mácxít ở Việt Nam không phải là ở học thuyết của họ mà ở hiệu lực của hệ thống mà họ đã lập nên. Tức là không phải nhờ sức mạnh của tư tưởng, lý luận mà là nhờ tài khéo léo về tổ chức.
Nhìn chung các quan điểm phản diện trên đều cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một nhà tư tưởng, một nhà lý luận. Thực chất các quan điểm đó nhằm hạ thấp vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận quan điểm của Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, tư tưởng kim chỉ nam cho hành động.
          Để đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái trên, chúng ta phải khẳng định rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Người đã nêu một tấm gương sáng trong việc tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta. Điều đó, phải được luận giải trên một số vấn đề cơ bản sau:
          Thứ nhất, phải luận giải tư tưởng về con đường giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.  
Từ một thanh niên thuộc địa, mất nước, ra đi tìm đường cứu nước, mục tiêu trước mắt của Người là giải phóng dân tộc. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện chủ nghĩa đã trở thành một hệ thống thế giới, các dân tộc thuộc địa có thể bằng con đường nào để thắng lợi? Dưới ánh sáng luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, với tấm gương Cách mạng Tháng Mười Nga, Người đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc thuộc địa. Người khẳng định: “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới”[5]. Người đưa ra hình ảnh so sánh nổi tiếng, “chủ nghĩa đế quốc là con đỉa hai vòi, do đó cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải thực hiện được sự liên minh chiến đấu giữa vô sản ở thuộc địa với vô sản ở chính quốc nhịp nhành như hai cánh của một con chim”[6]. Vì, bóc lột thuộc địa là một trong hai nguồn sống của chủ nghĩa đế quốc, cho nên muốn đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, trước hết phải xoá bỏ thuộc địa của chúng. Do đó, cách mạng thuộc địa không chỉ trông chờ vào kết quả của cách mạng vô sản ở chính quốc, mà phải tiến hành song song. Hơn nữa, nó cần phải chủ động và có thể giành thắng lợi trước và bằng thắng lợi của mình nó có thể đóng góp vào sự nghiệp giải phóng anh em vô sản ở phương Tây. Người viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gặt bỏ sự đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, Họ sẽ hình thành lực lượng khổng lồ và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”[7]. Trên nền tảng lý luận đó, Người đã cùng với Đảng ta đề ra và giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề  về chiến lược và sách lược dẫn đến thắng lợi lịch sử của Cách mạng Tháng Tám.
Thứ hai, phải luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Đây là luận điểm trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh, nó thâm nhập và xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người trong các thời kỳ và trên mọi lĩnh vực.
Ngay từ khi Đảng cộng sản Việt Nam mới thành lập, trong Chính cương vắn tắt do Người khởi thảo, đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong tiển vọng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định: “cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triên cách mạng xã hôi chủ nghĩa thì mới giải phóng hoàn toàn”[8]. Độc lập dân tộc gắp liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ phát huy tác dụng trong giai đoạn Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc  mà còn xuyên suốt quá trình tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và trong nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
          Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tổng hợp những quan điểm chiến lược có ý nghĩa chỉ đạo lớn về chính trị và lý luận, về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Nắm được nội dung tư tưởng ấy, quán triệt đúng nguyên tắc chiến lược ấy của Người là cơ sở phương pháp luận để hiểu được con đường phát triển của cách mạng nước ta, đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ những nguyên nhân sâu xa và biểu diễn phức tạp của tình hình thế giới hiện nay. Cũng trên cơ sở ấy, hiểu rõ vì sao Đảng ta lại kết hợp tốt sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta. Chân lý độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không thể tách rời nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh và được cách mạng Việt nam vận dụng thành công đã khẳng định đó cũng là chân lý lớn của thời đại.
          Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một đóng góp của cách mạng Việt nam trong kho tàng chủ nghĩa Mác – Lê-nin, vào lý luận cách mạng xã hội trong thời đại hiện nay.
          Thứ ba, phải làm rõ những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản chất, đăc trưng, về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
          Người nói : “Muốn biết ta tiến lên chủ nghĩa xã hội như thế nào thì trước hết phải biết chủ nghĩa xã hội là gì”.
          Theo Người, “mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu,  nước mạnh, mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do. Bản chất, chủ nghĩa xã hội là một xã hội do dân lao động làm chủ, một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là sự tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với sự phát triển khoa học và kỹ thuật, với sự phát triển văn hoá của nhân dân, trong đó, con người mới xã hội chủ nghĩa được phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, đạo đức và tinh thần. Tiến lên chủ nghĩa xã hội “là yêu cầu cấp bách của hàng chục triệu người lao động, là công trình tập thể của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng” “ Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liên với yêu chủ nghĩa xã hội, vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”[9].
          Xuất phát từ đặc điểm nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đất nước tạm thời bị chia cắt, lại có chiến tranh, Người đề ra chủ trương: vừa kháng chiến vừa kiến quốc vừa chống Mỹ, cứu nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là sáng tạo độc đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh.
          Đặc biệt, Người thường xuyên nhắc nhở phải đề phòng cách làm rập khuôn, giáo điều ; cần xuất phát từ thực tế để tìm ra con đường đi riêng phù hợp với tình hình và đặc điểm nước ta. Người nói : “Hiện nay, đứng về mặt xây dựng chủ nghĩa xã hội, tuy chúng ta có những kinh nghiệm dồi dào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm đó một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta”[10].
          Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam đang được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp đổi mới hiện nay nhằm ra sức phát triển kinh tế, văn hoá làm cho dân giàu nước mạnh, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
          Thứ tư, phải làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cầm quyền.
Muốn đưa cách mạng đi tới thắng lợi, theo Hồ Chí Minh “Trước hết, phải có Đảng cách mện, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mạng mới thành công”.[11] Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản lãnh đạo là một đóng góp mới vào lý luận xây dựng chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Đảng ta ra đời từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, công nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân còn nhỏ bé, giữa lúc phong trào yêu nước đang diễn ra sôi nổi. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương năm 1930. Người nói Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng được thể hiện ở chỗ, nó được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác – Lênin, trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hôih hữu khuynh và tả khuynh. Người cũng chỉ rõ: “Đảng ta đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp công nhân của toàn thể nhân dân lao động chứ không phải mưu cầu cho lợi ích riêng của một nhóm người nào, của cá nhân nào”[12]. Để xứng đáng là Đảng lãnh đạo, Người yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thành một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để. Trong điều kiện Đảng cầm quyền để dề phòng nguy cơ thoái hoá, biến chất. Người luôn luôn nhấn mạnh người đảng viên phải “suốt đời làm người con trung thành của Đảng, người đầy tớ tận tuỵ của nhân dân”[13]. Có thể nói, lần đầu tiên trong các Đảng cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên tư tưởng Đảng phải xứng đáng vừa là người lãnh đạo sáng suốt, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Muốn thế, Người đòi hỏi Đảng ta một mặt phải ra sức nâng cao trí tuệ cho ngang tầm nhiệm vụ lịch sử, mặt khác phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng tăng cường mối liên hệ máu thịt với nhân dân. Những tư tưởng đó, đã, đang và sẽ là kim chỉ nam soi đường cho cách mạng nước ta.
          Đó là những tư tưởng cơ bản đấu tranh, bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế hiện nay. Những tư tưởng đó, đã được lịch sử kiểm chứng và khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Vịêt Nam. Mỗi người Việt Nam phải có trách nhiệm bảo vệ, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy lòng yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam mới trong thời đại mới, sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới.  


[1] Văn kiện Hội nghị Trung ương 5, khóa X, Nxb CTQG, H, 2007, tr.45
[2] Văn kiện Hội nghị Trung ương 9, khóa X, Nxb CTQG, H, 2009, tr.187-188
[3] J. Lacouture: Hå ChÝ Minh, Ed.Seuil, Paris, 1967, tr.200.
[4] . Lacouture: Hå ChÝ Minh, s®d, tr.181, 200.
[5] Hå ChÝ Minh, toµn tËp, Nxb CTQG, 2000, tËp 1. tr,IX
[6] Hå ChÝ Minh, toµn tËp, Nxb CTQG, 2000, tËp 1. tr,IX
[7] Hå ChÝ Minh, toµn tËp, Nxb CTQG, 2000, tËp 1. tr,X
[8] Hå ChÝ Minh, toµn tËp, Nxb CTQG, 2000, tËp 1. tr,X
[9] Hå ChÝ Minh, toµn tËp, Nxb CTQG, 2000, tËp 1. tr,XII
[10] Hå ChÝ Minh, toµn tËp, Nxb CTQG, 2000, tËp 1. tr,XII
[11] Hå ChÝ Minh, toµn tËp, Nxb CTQG, 2000, tËp 2. tr,267- 268
[12] Hå ChÝ Minh, toµn tËp, Nxb CTQG, 2000, tËp 1. tr,XIV
[13] Hå ChÝ Minh, toµn tËp, Nxb CTQG, 2000, tËp 1. tr,XIV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét