Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN SINH VIÊN HIỆN NAY


Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức là một trong những nhiệm vụ chiến lược được Đảng ta xác định. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, do đó giáo dục và đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu. Trong giáo dục đào tạo phải đặc biệt quan tâm chăm lo đến thanh niên sinh viên. Bởi, sinh viên là một bộ phận ưu tú trong tầng lớp thành niên. Được học tập và rèn luyện để trở thành những trí thức tương lai, họ có khả năng tiếp thu những thành tựu mới của khoa học - công nghệ tiên tiến, có thể đưa nước ta "đi tắt, đón đầu" để hội nhập với khu vực và quốc tế. Trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục nói chung thì việc giáo dục đạo đức cho sinh viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đó là cơ sở nền tảng hình thành con người mới "vừa hồng, vừa chuyên". Chính vì thế mà giáo dục và đào tạo phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có vai trò của nhà trường nói chung và các trường đại học, cao đẳng nói riêng là hết sức quan trọng.
Theo số liệu thống kê, quy mô sinh viên tăng bình quân 6,4%/năm, từ 893.754 người (năm 1999 - 2000) lên 1.131.030 người/năm (năm học 2003 - 2004). Sinh viên thuộc tất cả các hệ đào tạo đều tăng, tuy nhiên hệ dài hạn tập trung có quy mô, tốc độ gia tăng nhanh hơn so với hệ tại chức và các hệ khác. Sự gia tăng số lượng sinh viên nhanh chóng đã làm cho thanh niên sinh viên ngày càng có tỷ lệ tăng dần trong cơ cấu thanh niên (chiếm 4% lực lượng thanh niên) và cơ cấu dân số cả nước (chiếm 0,96% dân số) và chỉ số sinh viên tính trên vạn dân tăng lên rõ rệt: từ 26 sinh viên/10.000 dân năm 1994 lên 118 sinh viên/ 10.000 năm 2001 - 2002 (trong thời gian tới Đảng ta chủ trương phấn đấu giáo dục đại học và cao đẳng đạt 200 sinh viên/10.000 dân; sinh viên tăng 8,4%/năm).
Năm
1999-2000
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2004-2005
2005-2006
Số trường
153
178
191
202
214
230
255
Số lượng sinh viên
893754
918228
974119
1020667
1131030
1319754
1363167
Số giảng viên
30309
32205
35938
38608
39985
47646
48579
Tiến sĩ
4471
4563
4970
5476
5361
6223
6037
Phó Giáo sư
1240
1140
1171
1315
1412
1842
442
Giáo sư
342
314
306
339
325
446
2114
Về cơ cấu ngành nghề đào tạo, các số liệu thống kê sinh viên học tập trong các khối trường cho thấy: Khối Khoa học cơ bản chiếm tỷ lệ 53%, tiếp theo làkhối kinh tế - luật: 16%; khối kỹ thuật công nghệ: 12%; khối sư phạm: 10%; khối nông - lâm - ngư nghiệp: 5%; khối Y - Dược - Thể dục thể thao: 3%; khối văn hoá - nghệ thuật: 1%.
Về cơ cấu xã hội: theo phân tích trong tổng số 486.974 sinh viên của 168 trường đại học và cao đẳng có: 109% sinh viên vùng cao, sâu; 11,64% sinh viên miền núi; 39,93% sinh viên nông thôn; 9,07% sinh viên là con thương binh, liệt sỹ, gia đình có công; 3,23% sinh viên thuộc dân tộc thiểu số; 1,92% sinh viên thuộc diện xoá đói giảm nghèo...
Về chất lượng giáo dục đào tạo cho sinh viên: Do có chú ý đến tiêu chuẩn hoá đội ngũ giảng viên, hoàn thiện chương trình đào tạo, bổ sung trang thiết bị dạy học nên sinh viên được cập nhất với một số lĩnh vực các kiến thức thuộc ngành được đào tạo, từng bước làm chủ công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ cho học tập và làm việc sau này. Chất lượng giáo dục - đào tạo kiến thức kỹ năng của một bộ phận sinh viên ở các trường được nâng cao nhất là các lớp chất lượng cao, lớp cử nhân tài năng.
Hiện nay, đất nước đang tiếp tục đổi mới, giao lưu, hội nhập với thế giới và đứng trước nhiều cơ hội, thời cơ lớn để phát triển và đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi để tuổi trẻ Việt Nam trong đó có sinh viên phát huy tài năng, sức lực để trưởng thành và cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Cùng với những thời cơ để phát triển, thế hệ trẻ ngày nay cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức: tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, những nguy cơ chung của đất nước mà Đảng đã vạch ra cũng chính là những thách thức đối với cả thế hệ trẻ. Cùng với đó, đất nước một mặt vẫn còn nghèo, chưa đủ khả năng, điều kiện để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu phát triển của sinh viên; mặt khác vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ trong các chính sách giáo dục và đào tạo, lao động và việc làm, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, quy hoạch, đầu tư và quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao phục vụ sinh viên. Không ít sinh viên gặp khó khăn trong điều kiện học tập, việc làm, nhà ở, lập nghiệp và nâng cao thu nhập. Mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những tiêu cực trong xã hội, các thông tin và sản phẩm văn hoá độc hại, hoạt động chống phá, lôi kéo, chia rẽ của các thế lực thù địch sẽ tiếp tục tác động phức tạp đến nhận thức của sinh viên, thách thức bản lĩnh chính trị, hệ thống giá trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống của sinh viên...
Những thời cơ và thách thức nêu trên đã tác động lớn đến sinh viên nước ta, chúng ta cần có một cách nhìn toàn diện, khách quan, khoa học tình hình sinh viên cũng như đạo đức và công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho họ nhằm có giải pháp, định hướng cho sinh viên hiện nay và trong những năm kế tiếp để tổ chức, giáo dục và đào tạo sinh viên đáp ứng được những đòi hỏi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, sinh viên phần đông đã thể hiện tính năng động, nhạy bén, thích ứng với cơ chế mới, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước, có ý thức tự lực tự cường, chủ động chuẩn bị hành trang cho mình vào đời, lập thân, lập nghiệp. Ngày càng xuất hiện nhiều tập thể tiên tiến, sinh viên tiêu biểu trong học tập và rèn luyện để trở thành những người lao động giỏi trong tương lai. Sinh viên ngày càng tin tưởng và hăng hái tham gia vào công cuộc đổi mới của đất nước. Niềm tin và sự nhiệt tình đó không chỉ dừng lại ở trong suy nghĩ, tình cảm mà bằng cả những hành động cụ thể. Nhiều sinh viên rất mong muốn được đứng trong các tổ chức chính trị để được cống hiến và trưởng thành. Số sinh viên tự động tham gia các hoạt động của đoàn, hội ngày càng nhiều, số sinh viên có nguyện vọng được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng cao, số đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng hàng năm cũng tăng nhanh. Trình độ nhận thức của sinh viên về lý tưởng cách mạng, về đường lối của Đảng ngày càng sâu sắc.
Trong trường học, phong trào "học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước", "Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" được triển khai có kết quả với nội dung xây dựng thái độ, động cơ học tập đúng đắn, cổ vũ sinh viên khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học. Trong thời đại thông tin và mở rộng giao lưu văn hoá, sinh viên đã nhận thức rõ hơn giá trị của học vấn và việc học tập đã trở thành nhu cầu cấp bách. Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và sự quan tâm đầu tư của gia đình, xã hội, đa số sinh viên phấn đấu vượt khó khăn để đạt kết quả học tập tốt. Nhiều sinh viên đã học thêm các môn học, các ngành học như tin học, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh... để bổ sung trình độ, làm hành trang chuẩn bị bước vào đời. Nhìn chung trình độ học vấn, nói rộng hơn là trình độ dân trí của sinh viên ngày càng được nâng cao. Từng bước đáp ứng thiết thực các nhu cầu chính đáng của sinh viên, góp phần đoàn kết, giáo dục sinh viên tích cực, chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh của tổ quốc. Nhận thức sâu sắc giá trị của lao động, coi trọng tính hiệu quả và phẩm cách trong lao động, có ý chí vươn lên tự thân lập nghiệp. Họ vừa hoàn thành công tác xã hội nhưng cũng vừa lao vào học tập, tiếp thu kiến thức từ thực tế để không ngừng bổ sung tri thức cho bản thân.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp vừa là nhu cầu của sinh viên để lập thân, lập nghiệp vừa là yêu cầu của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều kiện mới của xã hội đã kích thích và tạo điều kiện cho thanh niên sinh viên đáp ứng nhu cầu tự khẳng định, tự thể hiện mình. Sinh viên cũng tích cực, chủ động hơn trong việc chuẩn bị khả năng làm việc, tự tìm kiếm và tạo việc làm. Cùng với quá trình mở cửa, giao lưu hội nhập quốc tế, đời sống tinh thần, văn hoá, lối sống của sinh viên được nâng lên rõ rệt. Với một môi trường văn hoá phong phú, đa dạng, đời sống tinh thần của họ được cải thiện, sinh viên được tiếp cận thông tin đa chiều, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng nắm bắt tri thức nhân loại. Họ biết sống theo giá trị tiến bộ của thời đại, đồng thời cũng giữ gìn được truyền thống tốt đẹp và đạo lý của dân tộc mình. Triển khai thực hiện trong toàn Đoàn chỉ thị số 06/CT/TW của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động "Học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với việc tiếp tục thực hiện sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại". Đây là điều kiện tốt cho sinh viên của trường được giáo dục và rèn luyện theo những giá trị đạo đức chuẩn mực của Hồ Chí Minh cũng như lý tưởng cao đẹp của Người.
Trong quan hệ xã hội và cuộc sống hàng ngày, phần đông sinh viên giữ được truyền thống đạo lý, hướng về cái đẹp, cái thiện, tham gia ngày càng đông đảo vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện của xã hội như: Sinh viên tích cực tham gia các hoạt động ngày thứ 7 tình nguyện, chủ nhật xanh, tổ chức giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tiếp sức mùa thi, tình nguyện hè do Đoàn trường trực tiếp tổ chức tại các địa phương có hoàn cảnh khó khăn; phong trào hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa; phong trào ánh sáng văn hoá, giúp nhau vượt khó; phong trào loại trừ tệ nạn xã hội, ... Trong giao tiếp ứng xử hàng ngày, sinh viên ngày càng tỏ ra mạnh dạn, tự tin và chủ động, phong cách ứng xử ngày càng có văn hoá và lịch sự...
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt là cơ bản, quá trình đào tạo bồi dưỡng, phát triển đạo đức cách mạng của sinh viên còn những hạn chế nhất định:
Một bộ phận sinh viên không có hoài bão, thiếu ý chí chiến đấu, ngại tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Một số không quan tâm đến việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các môn khoa học Mác - Lênin…Từ đó dẫn đến việc thờ ơ với lý tưởng, chưa chọn đúng chỗ đứng của mình, chưa xác định nhiệm vụ cao cả của người thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một số khác bị sự tác động của văn hoá phản động, kích động của các thế lực thù địch. Điều này ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ trong tương lai. Cùng với đó một số sinh viên có lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, lười lao động, ngại khó khăn. Không ít sinh viên có biểu hiện chây lười lao động, không chịu học tập, thiếu ý chí cầu tiến, có lối sống thực dụng, hy vọng làm giàu với các động cơ không chính đáng. Đặc biệt, có một bộ phận thanh niên dễ bị kích động, sống buông thả, tham gia vào các trò chơi nguy hiểm như đua xe trái phép, gây gổ đánh nhau... dẫn đến số lượng sinh viên vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Một bộ phận sinh viên hiện nay đang xa rời lịch sử, văn hoá dân tộc, không hiểu và không quan tâm đến lịch sử, văn hoá dân tộc. Tư tưởng sùng ngoại, tiếp thu không chọn lọc văn hoá nước ngoài, thích sống theo văn hoá ngoại lai... không chỉ biểu hiện qua cách ăn mặc mà cả trong lời nói và hành vi thiếu văn minh...
Tình trạng mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học, giờ thực tập và tự học; Đến muộn giờ học, giờ thực tập; nghỉ học không phép hoặc quá phép; Vô lễ với thầy, cô giáo và CBCC nhà trường; Học hộ hoặc nhờ người khác học hộ; Thi, kiểm tra hộ, nhờ thi, kiểm tra hộ; làm hộ, nhờ làm, sao chép tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp; bỏ thi không có lý do chính đáng; Không đóng học phí đúng quy định và quá thời hạn được trường cho phép hoãn; Làm hư hỏng tài sản trong KTX và các tài sản khác của trường; Uống rượu, bia trong giờ học; Hút thuốc lá trong giờ học, phòng họp, phòng thí nghiệm và nơi cấm hút thuốc theo quy định; Tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng sản phẩm văn hoá đồi trụy, tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái phép; Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, lôi kéo người khác sử dụng ma tuý; Sử dụng ma tuý; Chứa chấp, môi giới hoạt động mại dâm; Lấy cắp tài sản, chứa chấp, tiêu thụ tài sản do lấy cắp mà có; Chứa chấp buôn bán vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy và các hàng cấm theo quy định của Nhà nước; Đưa phần tử xấu vào trong trường, KTX gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trong nhà trường; Đánh nhau gây thương tích, tổ chức hoặc tham gia tổ chức đánh nhau; Vi phạm các quy định về an toàn giao thông...
Trước thực trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ sinh viên hiện nay, việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên làm cho họ có đủ đức - tài đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xây dựng đất nước là một trong những vấn đề cấp bách, đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khỏi bị chệch hướng. Do đó, giáo dục đạo đức cho sinh viên cần tập trung vào các nội dung: Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và nảo vệ tổ quốc; Giáo dục lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, biết trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tư cách, tác phong đúng đắn của người công dân. Giáo dục các chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, phê phán những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Giáo dục hành vi đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp. Để biến các nội dung của đạo đức thành hiện thực trong công tác giáo dục và đào tạo sinh viên cần hướng tới thực hiện tốt các giải pháp sau:
Một là, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chủ đạo, thành niềm tin chân lý trong thế hệ trẻ. Xây dựng bản lĩnh chính trị cho sinh viên là để cho họ có thể ứng phó với mọi biến đổi phức tạp của cuộc sống, làm chủ tương lai, làm chủ sự nghiệp của mình. Làm cho mỗi sinh viên luôn có ý thức tự lực, tự cường, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học, học tập để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, không chấp nhận sự nghèo đói, không làm giàu bất chính, chống chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ.
Hai là, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Lựa chọn, lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống thích hợp vào hoạt động giảng dạy, học tập của chương trình chính khoá. Tổ chức các hoạt động nhân dịp ngày lễ, kỷ niệm các sự kiện trọng đại của đất nước, địa phương và nhà trường, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, các hoạt động, phong trào tình nguyện trong sinh viên.
Ba là, tổ chức Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khoá, cuối khoá, đầu năm học. Tổ chức các hoạt động giáo dục theo chuyên đề, bao gồm: Giáo dục pháp luật; Giáo dục phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm; Giáo dục môi trường, kỹ năng sống; Giáo dục truyền thống, đạo đức nghề nghiệp; Giáo dục phòng, chống tham nhũng; Giáo dục an toàn giao thông; Giáo dục truyền thống nghề nghiệp; Tư vấn tâm lý, nghề nghiệp và các vấn đề xã hội; Hội nhập với thế giới. Tổ chức các hoạt động đối thoại với sinh viên, thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ học tập, rèn luyện cho sinh viên nhằm phát triển tài năng, giúp đỡ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, rèn luyện.
Bốn là, xây dựng các quy định về thi đua, khen thưởng và tổ chức tổng kết, tự kiểm tra, tự đánh giá trong phạm vi nhà trường. Khảo sát, đánh giá kết quả rèn luyện, thực trạng về phẩm chất đạo đức, lối sống của sinh viên theo định kỳ. Đề xuất những nội dung, biện pháp và cách thức mới, khả thi, hiệu quả trong quá trình thực hiện. Nghiên cứu, dự báo những biến động, ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội đối với phẩm chất đạo đức, lối sống của sinh viên. Trao đổi, học tập kinh nghiệm thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên giữa các trường trong nước và quốc tế. Trang bị cho các đơn vị, cá nhân có liên quan trong trường những kiến thức, kỹ năng cần thiết của công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét