Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

CHĂM LO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


Trong  sut  cuc đời  hot động cách mng ca mình, Hồ Chí Minh luôn dành cho thế h tr tình cm thương yêu sâu sc và s quan tâm, chăm sóc, đào to bi dưng đặc bit. Người luôn khẳng định thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, là tiền đồ của Tổ quốc. Và cho đến trước lúc đi xa, trong Di chúc lch s, vi nhng tình cm vô vàn thương yêu và trách nhim cao c, Người không quên dn li: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”[1]. Đây chính là sự tổng kết lý luận mà Hồ Chí Minh rút ra từ lịch sử nhân loại, dân tộc; từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên của Người qua các thời kỳ cách mạng, để tiếp tục định hướng việc giáo dục, rèn luyện và phát huy mọi tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Người coi sự lớn mạnh của tuổi trẻ là thành công của Đảng, có quan hệ đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng và sự sinh tồn của xã hội, của giống nòi. Trong mỗi chặng đường cách mạng hay ở trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh “phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên”, tr thành  “ngưi  công  dân  tt,  ngưi  lao động  tt,  ngưi  cán  b  tt  ca  c nhà”, xng đáng là ch nhân tương lai ca đất  c.  Người đã khẳng định: Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong và “có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”[2]. Người xem đạo đức như ngọn nguồn của sông, như gốc của cây, như sức mạnh của con người: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Trong giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, theo Hồ Chí minh cần quán triệt những nội dung sau: Giáo dục lòng tuyệt đối trung thành với Tổ quốc với Đảng và hiếu với dân; phải biết sống với nhau có tình có nghĩa; phải thực hành tốt phương châm: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sức mạnh vô địch của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân...
Do đó, để thực hiện tốt việc chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần phải tập trung vào việc thực hiện tốt các vấn đề sau:
1. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên phải tiến hành toàn diện
H Chí Minh đã căn dn trong vic giáo dc và hc tp, phi chú trng đủ các mt: đạo đức cách mng, giác ng xã hi ch nghĩa, văn hoá, k thut, lao động và sn xut...
Giáo dục giác ngộ xã hội chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục sự giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ là giáo dục sự nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, phấn đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: “Người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên thế giới”[3].
 Giáo dục đạo đức thông qua các giá trị chuẩn mực, hành vi đạo đức trong học tập, lao động và kỷ luật.
Theo Hồ Chí Minh, học là để “làm việc, làm người, làm cán bộ...phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân”. Học tập là truyền thống quý báu của dân tộc ta, nhưng từ khi thực dân Pháp thống trị nước ta, thực hiện chính sách ngu dân để cai trị, kết quả là sau gần một thế kỷ hơn 90% dân Việt Nam mù chữ. Vì thế, ngay khi cách mạng tháng Tám thành công, việc giáo giáo dục tri thức cho toàn dân là vấn đề cấp thiết được Người đặt ra và coi nhiệm vụ diệt “giặc dốt” cũng cấp bách như diệt “giặc đói”, “giặc ngoại xâm”.
Người xác định, thanh niên sinh hoạt và làm việc theo khoa học là một chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực này làm chuyển biến và thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn hoá Việt Nam vốn trước đây còn chưa phát triển. Đặc biệt, Người đã gắn giáo dục tri thức với giáo dục đạo đức, thông qua việc dạy chữ để dạy người: Trong giáo dục, không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng, có tài phải có đức và thường xuyên nhắc nhở cần phải giáo dục thế hệ trẻ tình yêu lao động, quý trọng người lao động, có thái độ trân trọng đối với lao động trí óc cũng như lao động chân tay, bởi một điều lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta, không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lường biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ. Người nói: “Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kỹ sư, nếu làm trọn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau. Ai sợ khó, sợ khổ, muốn "ngồi mát ăn bát vàng", người đó mới là kém vì không phải là người xã hội chủ nghĩa. Mỗi người phải tự giác giữ vững kỷ luật lao động. Thanh niên càng phải xung phong hăng hái thực hiện khẩu hiệu: "Đâu cần thanh niên có, đâu khó thanh niên làm"”[4]. Do đó, Người phát động phong trào “Người mới, việc mới”, “người tốt, việc tốt” nhằm tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội tham gia lao động, thấy được ý nghĩa của lao động, tác dụng của lao động, góp phần nâng cao sức khoẻ, phát triển trí tuệ và tài năng, tăng cường đạo đức của mọi người.
Người còn yêu cầu giáo dục cho thanh niên kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ của công, thực hành tiết kiệm, tinh thần dám nghĩ, dám làm, không sợ khó, không sợ khổ, cần cù nhẫn nại, sáng tạo trong lao động.  Mỗi thứ của cải chúng ta làm ra phải tốn bao nhiêu mồ hôi và sức lao động. Chúng ta chỉ có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Sản xuất mà không tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống. Cho nên phải biết giữ gìn của công. Tham ô,  lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ. Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta. Chúng ta cần hết lòng chăm sóc sức khoẻ và sử dụng thật hợp lý sức lao động của nhân dân ta. Đồng thời, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến tính kỷ luật cả trong học tập và lao động. “Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỷ luật”, “Phải giữ gìn kỷ luật”, “Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt”.
Giáo dục đạo đức cho thanh niên thông qua giáo dục thể chất, vui chơi.
Theo Người, sức khoẻ bao gồm cả yếu tố tinh thần và thể chất, là do luyện tập đều đặn mà ra, tập luyện vừa khoẻ, vừa có tác dụng rèn luyện ý chí và khả năng tự chủ bản thân. Với thanh niên, luyện tập còn làm cho cơ thể cường tráng, phát triển cân đối, hài hoà về hình thể để lao động, học tập và bảo vệ Tổ quốc. Bản thân Người là tấm gương để chúng ta noi theo về tinh thần rèn luyện sức khoẻ bản thân và Bác cũng đã nhiều lần phát động các phong trào rèn luyện sức khoẻ trong nhân dân.
Người khuyên đối với thanh niên phải chuyên tâm học hành và công tác nhưng cũng cần có vui chơi, bởi: “Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên. Trong vui chơi cũng cần có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hoá, thể dục có tính chất tập thể và quần chúng”[5]. Gắn liền với giáo dục thể chất, Người khuyên nên hăng say lao động vì nó vừa giúp chúng ta có sức khoẻ, vừa tạo ra của cải vật chất làm giàu cho đất nước, Người đã khẳng định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người yêu nước…Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai làm cũng được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì  khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ”[6].
 Giáo dục đạo đức cho thanh niên thông qua giáo dục thẩm mỹ.
Giáo dục thẩm mỹ (đức, trí, thể, mỹ) là một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh. Người yêu cầu giáo dục cho thanh niên hướng về cái đẹp, biết phân biệt giữa cái đẹp và cái xấu, giáo dục thanh niên “mỹ học để phân biệt cái gì đẹp, cái gì không đẹp”. Gắn cái đẹp của thanh niên với cuộc sống thực tế từ đó làm nảy nở trong thế hệ trẻ tư duy so sánh, biết gắn cái đẹp của thiên nhiên với cái đẹp của cuộc sống. Từ tình cảm thẩm mỹ, thông qua các hiện tượng thiên nhiên và xã hội mà hình thành ý thức thẩm mỹ, từ tư duy cảm tính nâng lên thành lý tính.
Hồ Chí Minh còn gắn cái đẹp với đạo đức, giáo dục cho thanh niên đức hy sinh, hy sinh cái “Tôi” vì cái “Ta” cao cả. Bác nói: Tết này, có lẽ các cháu không có bánh chưng con, áo mới… nhưng các cháu vẫn vui. Vui vì các cháu tiết kiệm bánh con, áo đẹp để giúp các chiến sĩ, nhắc nhở thanh niên khi giải quyết mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi thì bao giờ cũng phải chú ý đến nghĩa vụ trước. Người yêu cầu: “Phải quan tâm đến việc khôi phục và xây dựng lại nước nhà. Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào? Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực”[7]; Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc… Không chỉ giáo dục cho thanh niên ý thức thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ mà cao đẹp hơn là nó được thể hiện ra bằng hành vi thẩm mỹ, đó chính là những việc làm đẹp trong lao động, học tập, trong các quan hệ xã hội để góp phần xây dựng cuộc sống. Phong trào “Người tốt việt tốt” do Người đề xướng là biểu hiện sinh động nhất của cái đẹp.
Giáo dục đạo đức trong ứng xử với công việc, với người và với bản thân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh không có con người trừu tượng mà chỉ có con người cụ thể, con người với ý nghĩa đầy đủ nhất, đó là mỗi một người có cuộc sống riêng của họ, có những mối quan hệ riêng của họ gắn với gia đình, người thân, với quê hương, làng xóm, với tập thể, đồng bào trong cộng đồng dân tộc, cao hơn là nhân loại. Do đó, khi giáo dục đạo đức cho từng đối tượng cụ thể khác nhau Người đều giáo dục trên cả 3 phương diện: Đối với tự mình, đối với người và với công việc. Đối với thế hệ trẻ Bác khuyên: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, lao động tốt; Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; Giữ gìn vệ sinh; Thật thà, dũng cảm; Hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ; Phải siêng học, phải siêng làm, phải tiết kiệm; Việc nên làm (như ủng hộ kháng chiến, tăng gia sản xuất) thì ta không chờ ai nhắc nhủ; Việc nên tránh (như tự tư tự lợi) thì ta không đợi ai ngăn ngừa. Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc)…
 Đó là những phẩm chất đạo đức cơ bản để tất cả mọi người, trước hết là thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, mà nhiệm vụ quan trọng nhất là làm sao cho năm điều Bác Hồ dạy sẽ trở thành nhân cách, phẩm chất và thói quen đạo đức của thanh niên, làm cho họ trở thành con người có ý chí cách mạng. Người dạy thanh niên phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn... Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân, phải chú ý đến tình hình thế giới. Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải khiêm tốn, chính trực, thật thà và trung thành. Đó là những giá trị chuẩn mực đạo đức của cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhằm hình thành nên những phẩm chất đạo đức cao quý ở mỗi con người. Những chuẩn mực ấy chính là ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức. Đó là văn hoá đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa.
2. Phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với xã hội.
Người luôn nhấn mạnh học là để lấy cái thực chất, tiếp thu kiến thức, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống chứ không phải để có tấm bằng “loè” người khác. Mục đích của học là để hành, để phát triển, để sống. Hành là điều kiện để củng cố và nâng cao kiến thức được tiếp thu, rèn luyện kỹ năng và hình thành những phẩm chất cần có của người lao động mới. Đó là tiêu chuẩn để phân biệt giữa giáo dục xã hội chủ nghĩa với nền giáo dục cũ và phê phán lối học vẹt, lối dạy sách vở biến con người thành những con mọt sách, lối nói suông văn hoa, chữ nghĩa mà không có tác dụng gì. Người lấy tiêu chuẩn đó để phân biệt giữa giáo dục xã hội chủ nghĩa với  nền giáo dục cũ: “Trường học của ta là trường học xã hội chủ nghĩa, trường học xã hội chủ nghĩa là thế nào? Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường:Học đi với lao động; Lý luận đi với thực hành; Cần cù đi với tiết kiệm”[8].
Theo Người, học lý luận chẳng qua là vì công việc, vì thực tiễn đòi hỏi chứ không phải vì lý luận. Do đó, Người yêu cầu nội dung giáo dục phải đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn và giáo dục gắn liền với xã hội cũng chính là nhằm thực hiện gắn học với hành. Đây là điều kiện để thế hệ trẻ đem vốn hiểu biết tiếp thu được phục vụ cuộc sống, phục vụ xã hội, là điều kiện cần thiết để giáo dục lý tưởng, rèn luyện đạo đức, trách nhiệm, ý thức công dân cho thế hệ trẻ. Người chỉ rõ: “Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội”[9].
Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên.
“Trồng người” là sự nghiệp vẻ vang nhưng rất công phu, bền bỉ, khó khăn, phải do sự phối hợp của nhiều lực lượng: nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ mới đạt kết quả tốt. Theo Người: “Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên”[10]. 
Sự kết hợp giữa ba yếu tố đó không phải chỉ mang tính chất nhất thời mà phải coi đó là nguyên tắc lớn của giáo dục đào tạo. Hồ Chí Minh yêu cầu gia đình, nhà trường, xã hội phải hợp thành sự thống nhất ở mục tiêu giáo dục, phương pháp giáo dục để tạo ra hợp lực, chứ không phân cực hoặc phản lực triệt tiêu lẫn nhau.
Bác luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng đắn “giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”, kết quả giáo dục tuỳ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của các lực lượng trong xã hội: các ngành, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, gia đình và của các lực lượng xã hội. Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới.
 Phải tự mình giác ngộ, rèn luyện một cách nghiêm khắc.
Thanh niên là lứa tuổi đang hoàn thiện nhân cách, đang phát triển và muốn khẳng định mình. Để thanh niên xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà thì yếu tố tự giác giáo dục, rèn luyện của bản thân thanh niên là hết sức quan trọng, trước tiên “thanh niên phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa”, “phải trau dồi đạo đức của người cách mạng”. Người coi trọng việc kết hợp cả hai mặt giáo dục và tự giáo dục. Vì, khi mặt tự giáo dục thực sự được đặt ra ở mỗi người thì việc giáo dục mới có hiệu quả và chắc chắn. Người nói: “Phải lấy tự học làm cốt”. Đây là quan điểm hiện đại – biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Thường xuyên nhắc nhở thế hệ trẻ phải tự tu dưỡng trên mọi phương diện: đạo đức, lý tưởng cách mạng, rèn luyện ý chí và lòng dũng cảm, chuyên môn nghiệp vụ… làm được điều đó thì mới xoá bỏ được triệt để những thói hư tật xấu và mới xây dựng một cách vững chắc những phẩm chất tốt đẹp. Khi nhấn mạnh vấn đề tự rèn luyện, tự phê bình chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề phê bình, vấn đề đấu tranh chống lại những sai trái của người khác và sự giúp đỡ của người khác đối với mình.
Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tinh thần tự lực tự cường, tính chủ động và độc lập trong suy nghĩ, trong cách làm là rất quan trọng, giúp họ không chủ quan, ỉ lại, tuỳ vào hoàn cảnh mà áp dụng những điều được học. Người còn chỉ rõ kiêu ngạo, tự phu, tự mãn là kẻ thù số một của học tập, học tập là công việc suốt đời bởi vật gì không tiến tức phải thoái, vì vậy nếu muốn tiến bộ thì phải tự lực học tập và phấn đấu không ngừng.
 Giáo dục bằng phương pháp nêu gương.
Hồ Chí Minh coi trọng phương pháp nêu gương trong việc giáo dục, Người nói: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”[11]. Người yêu cầu trong gia đình thì ông bà, cha mẹ phải làm tấm gương cho con cháu, anh chị làm tấm gương cho em; trong nhà trường, thầy giáo, cô giáo phải làm kiểu mẫu cho học trò; ngoài xã hội thì thế hệ trước phải làm gương cho thế hệ sau, trong cơ quan thì cấp trên phải làm gương cho cấp dưới… “Dạy cho các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng”, do đó: “thầy giáo, cán bộ phụ trách… phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm”[12].
Bên cạnh đó, Người cũng yêu cầu đoàn viên, thanh niên “luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo”. Đoàn viên phải gương mẫu, phải giữ vững đạo đức cách mạng, khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm, phải xung phong trong mọi công tác để làm “đầu tàu” cuốn hút được đông đảo thanh niên làm theo. Người cũng không quên nhấn mạnh vai trò của cán bộ, đảng viên phải luôn luôn nêu tấm gương sáng, làm khuôn mẫu cho thế hệ trẻ học tập.
Hồ Chí Minh rất chú trọng việc xây dựng những mẫu người tiên phong làm mục tiêu phấn đấu cho mọi người. Xuất phát từ thực tiễn cách mạng, tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng, từng công việc mà Người nêu ra những mẫu người tiêu biểu cho từng giai cấp, tầng lớp khác nhau: mẫu người công an, bác sĩ, công nhân, nông dân, thanh niên, nhi đồng…Việc trau dồi đạo đức cách mạng của thanh niên nói riêng cũng như của mọi người nói chung đều gắn liền với công tác giáo dục, đây là việc làm vô cùng cần thiết đối với thanh niên, bởi “có gì sung sướng hơn và vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người’ .
Hin nay, đất nưc đang tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện sự nghiệp CNH,  HĐH trong điều kiện khu vc và thế gii có nhiu biến động phc tp, k thù đang dùng mi âm mưu, th đon chng phá cách mng, hòng làm chch hưng XHCN và làm lung lay ý chí cách mng ca thế h tr. Vic quán trit, vn dng tư tưng H Chí Minh v bi dưng đạo đức cách mng cho thanh niên là mt công vic quan trng, có ý nghĩa lý lun và thc tin. Thc hin CNH, HĐH, thế h tr gi vai trò rt quan trng, h là lc lưng nm bt, vn dng các thành tu khoa hc công ngh; là  lc lưng xung kích trên mi lĩnh vc ca cuc sng xã  hi... Chính vì thế, Đảng ta đã khẳng định: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khoẻ và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình”[13].
Do đó, chúng ta cần phải tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam trở thành những người giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hoá, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế… để qua đó “hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới”[14]. Để góp phần thực hiện tốt điều đó thì việc bồi dưng đạo đức cách mng cho thế h tr theo tư tưởng Hồ Chí Minh là điều vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, giúp h hình thành, cng c nim tin vào công cuc đổi mi, vào mc tiêu độc lp dân tc và CNXH, giúp thế h tr biết yêu quê hương đất nưc, dân tc mình và t hào v truyn thng cách mng kiên cưng ca cha anh. Bi dưng đạo đức cách mng cho thế h tr chính là xây dng nhân cách sng cho h, biết sng có tình, có nghĩa, nhân ái, bao dung; mình vì mi ngưi và để hình thành nhng lp ngưi có phm cht đạo đức trong sáng, có ý chí ngh lc, không cam chu nghèo hèn,... thc hin thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.


[1] Hồ Chí Minh. Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội , 2000, tập12, tr 510.
[2] Hồ Chí Minh. Sđd., t.9, tr.293.
[3] Hồ Chí Minh. Sđd., t.11, tr.372.
[4] Hồ Chí Minh. Sđd., t.10, tr.313.
[5] Hồ Chí Minh. Sđd., t.7, tr.456.
[6] Hồ Chí Minh. Sđd., t.4, tr.212.
[7] Hồ Chí Minh. Sđd., t.7, tr.455.
[8] Hồ Chí Minh. Sđd., t.9, tr.295.
[9] Hồ Chí Minh. Sđd., t.7, tr.455.
[10] Hồ Chí Minh. Sđd., t.7, tr.456.
[11] Hồ Chí Minh. Sđd., t.12, tr.558.
[12] Hồ Chí Minh. Sđd., t.9, tr.331.
[13] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khoá X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2008, tr.35.
[14] Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, tr.43-44.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét